USD/JPY rút lui về gần mức 160.50 do can thiệp bằng ngôn từ của Nhật Bản và tâm lý né tránh rủi ro

USD/JPY rút lui về gần mức 160.50 do can thiệp bằng ngôn từ của Nhật Bản và tâm lý né tránh rủi ro

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

10:23 27/06/2024

USD/JPY giảm nhẹ về gần mức 160.50 trong Á hôm nay, thu hẹp một phần đà tăng của ngày thứ Tư. Cặp tiền tệ này suy yếu bởi tâm lý né tránh rủi ro và sự can thiệp bằng ngôn từ của Nhật Bản, hỗ trợ đồng Yên. Sự chú ý của thị trường hiện nay đổ dồn vào khả năng can thiệp thị trường ngoại hối của chính phủ Nhật và dữ liệu kinh tế từ Mỹ.

Yên Nhật (JPY) tiếp tục mở đà giảm vào thứ Tư, với chuỗi sụt giảm 9/10 phiên gần nhất. Các nhà giao dịch đang thăm dò thị trường để xem liệu chính phủ Nhật Bản có can thiệp vào thị trường ngoại hối hay không. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn chưa chắc chắn về việc có cắt giảm mua trái phiếu chính phủ hay không, và nếu có thì thời điểm và phương thức thực hiện sẽ như thế nào.

Trong khi đó, chỉ số DXY đang mạnh lên nhờ sự yếu đi của Yên Nhật. Đồng Euro suy yếu vì những bất ổn gia tăng trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào Chủ nhật và niềm tin tiêu dùng của người Đức tiếp tục giảm sút. Điều này giúp DXY được hưởng lợi từ các yếu tố bên ngoài mặc dù đồng bạc xanh có vẻ đang được định giá quá cao khi nhìn vào dữ liệu kinh tế gần đây.

Biểu đồ USD/JPY khung thời gian ngày

USD/JPY đang cho thấy những tín hiệu cảnh báo tiêu cực khi có dấu hiệu “nóng” quá mức. Bằng chứng rõ ràng nhất là chỉ báo RSI trên biểu đồ ngày đang tiến gần đến vùng quá mua, trong khi mức giá 160.00 - ngưỡng mà nhà chức trách Nhật Bản từng can thiệp lần trước - cũng đang rất gần.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư không mong đợi một phản ứng ngay lập tức. Nhà chức trách có thể sẽ đợi dữ liệu của Mỹ vào thứ Năm và thứ Sáu tuần này để xem xét liệu có thể kích hoạt một đợt giảm nhẹ tự nhiên hay không, thay vì phải trực tiếp can thiệp.

Trong trường hợp dữ liệu của Mỹ tích cực hơn dự kiến, cặp tiền tệ có thể chạm tới mức kháng cự 163.00 trong những ngày tới. Ngược lại, nếu dữ liệu kém đi, mức hỗ trợ then chốt 151.95 sẽ là ngưỡng cần theo dõi.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng

Giá bạc tăng vọt lên gần 31.40 USD do căng thẳng địa chính trị leo thang. Nga cảnh báo sẽ tấn công Anh bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn hàng nghìn kilomet. Các nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng về khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 12.
Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!

Vàng (XAU) vượt ngưỡng 2,688 USD, bứt phá mạnh bất chấp đồng USD tăng giá khi nhu cầu được thúc đẩy bởi lo ngại lạm phát và căng thẳng địa chính trị. Giá duy trì đà tăng trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ neo cao, phản ánh xu hướng tìm kiếm công cụ phòng vệ lạm phát của nhà đầu tư. Dữ liệu CME cho thấy xác suất 55% Fed giảm lãi suất vào tháng 12, tiếp tục củng cố sức hấp dẫn của vàng giữa các đồn đoán về chính sách tiền tệ.
Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!

Vàng (XAU/USD) duy trì đà tăng phiên thứ 4 liên tiếp và thiết lập mức cao nhất trong hơn một tuần. Bất ổn địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine thúc đẩy dòng vốn vào tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ neo cao hỗ trợ chỉ số DXY duy trì đà tăng, có thể tạo áp lực lên tài sản không sinh lợi suất này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ