USD/JPY: Số liệu về mức tăng lương và phát ngôn của BoJ có thể sẽ làm đồng Yên dậy sóng
Trịnh Thư
Junior Editor
Thứ Năm (ngày 9 tháng 5), số liệu tăng lương từ Nhật Bản là tâm điểm chú ý ban đầu phiên giao dịch, sau đó là phát ngôn của BoJ. Bình luận của chính phủ Nhật Bản và BoJ về đồng Yên cũng cần được cân nhắc trong bối cảnh rủi ro can thiệp gia tăng. Cuối phiên giao dịch thứ Năm, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và bình luận từ Fed sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Số liệu tăng lương, BoJ và rủi ro can thiệp
Thứ Năm, số liệu tăng lương tháng 3 đưa đồng Yên (JPY) trở thành tâm điểm. Tiền lương thực tế trung bình tăng 0.6% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 1.8% vào tháng 2. Con số này thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế là 1.5%. Thêm vào đó, tiền lương làm thêm giảm -1.50% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 1.0% vào tháng 2. Các nhà kinh tế dự báo tiền lương làm thêm giảm 0.6%.
Mức tăng lương trung bình yếu và sự sụt giảm mạnh trong tiền lương làm thêm có thể khiến BoJ phải cân nhắc điều chỉnh chính sách. Tăng trưởng lương chậm lại có thể làm giảm thu nhập và tác động đến chi tiêu của hộ gia đình. Xu hướng giảm chi tiêu của hộ gia đình có thể kìm hãm áp lực lạm phát do cầu kéo và khiến BoJ phải duy trì chính sách hiện tại.
Mặc dù số liệu tăng lương thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, phát ngôn của BoJ cũng cần được cân nhắc. Nhà đầu tư nên theo dõi quan điểm của BoJ về sự yếu của đồng Yên, tình hình kinh tế, lạm phát và lộ trình lãi suất.
Lịch kinh tế Mỹ: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp và Fed
Cuối phiên giao dịch thứ Năm, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và phát ngôn từ Fed sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Các nhà kinh tế dự báo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng từ 208,000 lên 210,000 trong tuần kết thúc ngày 4 tháng 5.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao hơn dự kiến có thể làm gia tăng kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Điều kiện thị trường lao động yếu hơn có thể ảnh hưởng đến tiền lương và giảm thu nhập khả dụng. Xu hướng giảm thu nhập khả dụng có thể buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu, làm giảm lạm phát do nhu cầu. Áp lực lạm phát yếu hơn có thể cho phép Fed cân nhắc cắt giảm lãi suất.
Ngoài các con số, Fed vẫn là tâm điểm, trong đó có phát ngôn của Chủ tịch Fed San Francisco, Mary Daly. Là một thành viên có quyền biểu quyết của FOMC, quan điểm của bà Daly về lạm phát, triển vọng kinh tế và thời điểm cắt giảm lãi suất có thể tác động đến thị trường.
Dự báo USD/JPY trong ngắn hạn
Xu hướng ngắn hạn của USD/JPY phụ thuộc vào số liệu chi tiêu hộ gia đình của Nhật Bản và những phát ngôn từ Fed.
Số liệu chi tiêu hộ gia đình yếu hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng về việc BoJ tăng lãi suất. Ngược lại, các thành viên Fed vẫn bày tỏ lo ngại về lạm phát ở Mỹ, khiến chính sách tiền tệ của hai nước có xu hướng tách biệt và diễn biến này lại hơi nghiêng về hướng hỗ trợ đồng USD. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần theo dõi nguy cơ can thiệp ngoại hối từ Nhật Bản.
Phân tích kỹ thuật
Trên biểu đồ ngày, USD/JPY đang giao dịch trên đường EMA 50 ngày và EMA 200 ngày, xác nhận xu hướng tăng giá. Nếu USD/JPY vượt qua mức 156, giá có thể hướng lên vùng 158. Vượt qua 158, phe mua có thể đẩy giá lên cao nhất của ngày 29 tháng 4 là 160.209. Phát ngôn của BoJ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ, phát ngôn từ Fed và những đồn đoán về can thiệp cần được cân nhắc.
Mặt khác, nếu USD/JPY giảm xuống dưới 155, đường EMA 50 ngày sẽ trở thành hỗ trợ quan trọng. Giá phá vỡ dưới EMA 50 ngày có thể báo hiệu giá giảm xuống vùng hỗ trợ 151.685. Chỉ báo RSI 14 ngày ở mức 57.05 cho thấy USD/JPY có thể tăng lên 160 trước khi bước vào vùng quá mua.
Đồ thị USD/JPY khung ngày
FX Empire