Xu hướng tăng dài hạn của vàng đã chịu áp lực trong tuần trước sau phá vỡ và đóng cửa dưới mức hỗ trợ của kênh tăng. Giá sau đó đã cố gắng giao dịch trở lại trong kênh nhưng không thành công.
Nếu kết thúc tuần quanh các mức hiện tại, giá sẽ ghi nhận tuần thứ hai liên tiếp không thể trở lại kênh. Mức đóng cửa dưới $1956 cho khả năng vàng sẽ giảm xuống thấp hơn vào đầu tuần tới, nhưng phần lớn điều đó sẽ phụ thuộc vào xu hướng của đồng đô la.
Biểu đồ vàng (W1)
Biểu đồ ngày cho thấy mức giảm mạnh của ngày hôm qua đã đưa giá về lại hỗ trợ tại đường SMA50 ngày trước khi tăng nhẹ trong đầu phiên nay.
Chỉ báo MACD cho tín hiệu giao nhau giảm giá sắp xảy ra. Tuy nhiên, triển vọng của vàng tiếp tục dựa vào triển vọng tăng lãi suất của Fed trong tương lai và sự ổn định chung của nền kinh tế Mỹ. Nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt, thị trường có thể điều chỉnh lại xác suất tăng 25 bps thấp hơn, hỗ trợ cho vàng. Hơn nữa, bất kỳ sự xáo trộn nào trong nền kinh tế do các điều kiện tài chính chặt chẽ, hoặc bùng phát trong lĩnh vực ngân hàng, có khả năng làm tăng thêm sức hấp dẫn của vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển của nền kinh tế Mỹ có thể gây ra một số lo ngại cho Fed sau khi GDP quý 2 vượt ước tính (2.4% thực tế so với 1.8% dự kiến). Tỷ lệ thất nghiệp thấp, kết hợp với nền kinh tế đang mạnh lên, đặt ra mối đe dọa tiềm ẩn đối với lạm phát cao hơn, củng cố kỳ vọng các đợt tăng lãi suất tiếp theo, thúc đẩy đồng đô la và có thể khiến vàng suy yếu.
Biểu đồ vàng (D1)
Bạc suy yếu khi USD mạnh lên
Đồng đô la tăng gần đây cũng khiến giá bạc giảm. Nếu đóng nến tăng ngày hôm nay, kim loại sẽ tạo ra 2 đáy thấp hơn mà không tạo đỉnh cao hơn trong suốt quá trình, cho thấy có thể còn suy yếu hơn.
Mốc 24.45 là mức đáng quan tâm đối với xu hướng tăng vì là hỗ trợ trong suốt tháng 4 và tháng 5, giờ đã trở thành ngưỡng kháng cự.
Các mức hỗ trợ mạnh nằm ở ở mức thoái lui 50% (23.83), tiếp theo là đường SMA 50 vào khoảng 23.62.
Biểu đồ bạc (D1)