Vật cản đáng lo ngại trước đà tăng của chứng khoán Mỹ

Vật cản đáng lo ngại trước đà tăng của chứng khoán Mỹ

Nam Anh

Nam Anh

Senior Economic Analyst

23:12 06/07/2020

Liệu thị trường đã sẵn sàng đối mặt với những làn sóng vỡ nợ hàng loạt cùng với những hậu quả khôn lường của virus Corona?

Những điểm tựa vững chắc đến từ ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đang tiếp sức mạnh mẽ cho đà tăng của các tài sản rủi ro, trong đó đáng kể nhất là thị trường chứng khoản Mỹ. Tuy nhiên, liệu thị trường đã sẵn sàng đối mặt với những làn sóng vỡ nợ hàng loạt cùng với những hậu quả khôn lường của virus Corona?

Dường như thị trường chưa đủ sẵn sàng để chống chọi với sự sụp đổ của các doanh nghiệp, đây cũng là quan điểm của chính thành viên Fed, ông Bullard (Bullard hiện là chủ tịch ngân hàng dự trữ liên bang St-Louis). Các chính sách của Fed đã giúp hóa giải 1 cách hiệu quả cuộc khủng hoảng thanh khoản đối với đồng USD, tuy nhiên khó có thể ngăn chặn 1 cuộc khủng hoảng vỡ nợ. Hiện, làn sóng vỡ nợ tại Mỹ đang trên đường vượt qua mức đỉnh năm 2009. Mặc dù thực tế những đợt phát hành nợ doanh nghiệp khổng lồ vẫn tiếp diễn, những đối tượng đối mặt với những rủi ro lớn nhất ở đây lại là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Các doanh nghiệp SMEs thường rất khó tiếp cận thị trường vốn vay, trong khi thực tế vai trò của họ đối với sự hồi phục của nền kinh tế lại vô cùng quan trọng. Tại nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, SMEs đóng góp tới gần 1 nửa lượng việc làm tại khu vực tư nhân, trong khi tại Mỹ, các SMEs thuộc 1 số ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng đóng cửa kinh tế chiếm tới 12% tổng lượng việc làm. Mặc cho việc Fed đã đưa ra chương trình hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (main street lending facility), các doanh nghiệp này lại tỏ ra không mấy mặn mà với chúng, 1 phần nào đó do những điều kiện khá phức tạp. Tung ra các khoản vay giá rẻ để thúc đẩy thanh khoản là một chuyện, nhưng việc có thể bơm tiền 1 cách thành công vào nền kinh tế đang thực sự có vấn đề.

Ngoài ra, sự phục hồi của nền kinh tế cũng đang ngày càng phụ thuộc vào các gói hỗ trợ tài khóa của chính phủ. 1 con số kỷ lục người lao động đang phụ thuộc vào những hỗ trợ an sinh xã hội hào phóng của chính phủ, tuy nhiên không rõ liệu những chương trình này có được gia hạn thêm không, hay thậm chị liệu có bị chấm dứt trước thời hạn, trong khi chính người lao động cũng đang hết sức hoang mang về việc liệu có còn công việc nào dành cho họ hay không khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Một khi những gói hỗ trợ của chính phủ kết thúc, những người thất nghiệp sẽ đối mặt với 1 sự sụt giảm khủng khiếp trong thu nhập, điều sẽ ảnh hưởng lớn đến những hi vọng về sự hồi phục.

Lẽ dĩ nhiên, đại dịch cũng là 1 bài kiểm tra cho những dấu hiệu phục hồi kinh tế, cho sự bền vững của thị trường, được nâng đỡ bởi những chính sách phi truyền thống của các ngân hàng trung ướng. Hiện nay mọi thứ dường như đang trở lại với quỹ đạo, những hãy cẩn trọng, như những gì Fed đã cảnh báo về 1 rủi ro sụt giảm nghiêm trọng do đại dịch, được ghi lại trong biên bản cuộc họp gần nhất, hay 1 sự phục hồi khó lường như nhận định của chủ tịch ECB Lagarde.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ