Vòng xoáy nợ nần tại Mỹ có thể gây khủng hoảng tài khóa, hoặc siêu lạm phát

Vòng xoáy nợ nần tại Mỹ có thể gây khủng hoảng tài khóa, hoặc siêu lạm phát

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

12:42 24/11/2023

Chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã vay nhiều tiền đến mức trong năm qua họ đã phải chi 1/5 doanh thu thuế chỉ để trả lãi nợ - lên tới gần 880 tỷ USD.

Người Mỹ đã trả ít hơn khoảng 450 tỷ USD tiền thuế thu nhập trong năm qua, khiến chính phủ rơi vào vòng vây khủng hoảng tài khóa.

Một số nhà kinh tế nói rằng đất nước này đang đứng trước bờ vực của một vòng xoáy nợ nần có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài khóa hoặc siêu lạm phát.

Theo Steve Hanke, giáo sư kinh tế ứng dụng tại Đại học Johns Hopkins, “vấn đề rất nghiêm trọng vì, dù bạn cắt giảm theo cách nào, người nộp thuế đang phải trả lãi cho hàng núi nợ đã tích lũy. Nói tóm lại, họ đang trả một cái gì đó mà không được gì.”

Một số ý kiến cho rằng Quốc hội phải hạn chế đáng kể chi tiêu thâm hụt để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư - những người dường như đang mất niềm tin vào khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ của Mỹ.

Theo Mark Thornton, một thành viên cao cấp tại Viện Mises, “chi tiêu thâm hụt của chính phủ Mỹ đang ở trong một kịch bản không thể kiểm soát được. Số tiền mà họ vay đang ở mức cực kỳ cao và dường như không có bất kỳ quy định nào hoặc nỗ lực nhằm hạn chế chi tiêu tài khóa dù là nhỏ nhất.”

Khoản nợ khổng lồ

Nợ chính phủ đạt 33 nghìn tỷ USD trong năm tài chính 2023 (12 tháng kết thúc vào ngày 30/9). Con số này cao hơn khoảng 1.7 nghìn tỷ USD so với năm trước. Lãi suất với khoản nợ đã tăng đều đặn trong nhiều thập kỷ, dù với tốc độ tương đối chậm, lên khoảng 570 tỷ USD vào năm 2019 từ khoảng 350 tỷ USD vào năm 1995 - mức tăng hàng năm khoảng 2%.

Với sự bùng nổ chi tiêu của chính phủ trong đại dịch COVID-19 và việc Fed tăng lãi suất sau đó, chi phí nợ đã tăng hơn 50% trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2023. Trong năm qua, nó đã vượt toàn bộ ngân sách quốc phòng.

Chi phí sẽ tiếp tục tăng khi nợ cũ phát hành với lãi suất thấp đáo hạn và được đảo sang lãi suất cao hơn.

Trong khi chính phủ trả một phần tiền lãi cho chính mình, vì chính phủ nắm giữ khoảng 20% khoản nợ trong các quỹ khác nhau, tiền lãi từ phần nợ đó được dùng để trả cho các chi phí từ các chương trình như Medicare và An sinh xã hội trong tương lai.

“Số tiền đó đã được chuẩn bị chuyển đi, chỉ chưa thôi,” theo E.J. Antoni, chuyên gia kinh tế và nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu chính sách The Heritage Foundation.

“Đây đâu phải là chính phủ rủng rỉnh tiền để tiêu.”

Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, ngay cả khi tính cả thu nhập đó, quỹ Bảo hiểm Bệnh viện Medicare và An sinh Xã hội dự kiến sẽ cạn tiền trong khoảng 10 năm nữa.

Ai trả?

Những người ủng hộ chi tiêu thâm hụt lớn cho rằng việc trả nợ không phải là điều đáng lo ngại vì Fed có thể in tiền để trang trải chi phí lãi suất hoặc thậm chí mua nợ. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ trả lãi nợ cho Fed, sau đó Fed sẽ sử dụng số tiền này để trang trải chi phí hoạt động và gửi số tiền thặng dư trở lại Bộ. Trên thực tế, chính phủ sẽ tự trả lãi.

Đúng là khoảng 20% nợ chính phủ đang được Fed nắm giữ.

Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy.

Theo ông Antoni, “Fed không còn kiếm được tiền nữa. Họ mất tiền vì phần lớn trái phiếu họ có trên sổ sách hiện nay được mua từ năm 2020 và đầu năm 2021 khi lợi suất ở mức gần không, vì vậy những tài sản đó hầu như không kiếm được gì."

Bất cứ thứ gì Fed thu được từ danh mục đầu tư của mình, sẽ ngay lập tức được thanh toán cho các ngân hàng và quỹ thị trường tiền tệ bằng lãi suất dự trữ và reverse repo. Theo ông, mục đích của những hoạt động đó là ngăn chặn lạm phát - “giữ tiền mặt lưu động trong kho tiền để nó không thể nhân lên trong hệ thống ngân hàng.”

Những hoạt động này hiện khiến Fed tiêu tốn khoảng 700 triệu USD mỗi ngày, buộc ngân hàng trung ương rơi vào tình trạng “thâm hụt lớn”.

“Fed không gửi cho Bộ Tài chính một xu nào cả.”

Hơn nữa, Fed đang không muốn có thêm nợ chính phủ. Trong một năm rưỡi qua, Fed đã hạ tỷ lệ nắm giữ nợ, hút tiền ra khỏi thị trường để kiềm chế lạm phát.

“Bất cứ khi nào Fed mua thứ gì đó, họ sẽ làm điều đó bằng tiền được tạo ra cho mục đích đó.”

“Fed thực sự không có tài khoản nào có số dư. Tài khoản thanh toán của họ thực sự không có số dư nên khi họ bán một tài sản, số tiền chuyển vào tài khoản đó sẽ biến mất. Khi họ mua một tài sản, số tiền từ tài khoản đó sẽ được tạo ra.”

Nếu Fed mua thêm nợ, họ sẽ làm tăng cung tiền, triệu hồi bóng ma lạm phát ngay cả khi đang cố gắng xua đuổi nó.

Theo ông Antoni, “ta sẽ quay lại guồng quay lạm phát ngay lập tức.”

Nợ xấu?

Nếu chính phủ muốn vay mà không khiến lạm phát trở nên tồi tệ hơn, chính phủ cần tìm ai đó mua nợ bằng lượng tiền hiện có.

Cho đến gần đây, đó không phải là vấn đề. Dù có lãi suất thấp, trái phiếu Mỹ vẫn đóng vai trò là tài sản an toàn, có tính phòng hộ cao và không thể thiếu trong các chiến lược đầu tư phức tạp trên thị trường tài chính.

"Trái phiếu chính phủ Mỹ từng được coi là tài sản an toàn nhất. Nhưng điều đó đang ngày càng không đúng,” ông Antoni nói.

Vào tháng 8, Fitch đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+.

Vào ngày 9/11, Bộ Tài chính đã có phiên đấu thầu trái phiếu 30 năm tệ nhất trong hơn một thập kỷ khi các nhà đầu tư yêu cầu phần bù lớn để mua trái phiếu. Nhu cầu đã giảm gần 5% so với tháng trước.

Vào ngày 10/11, Moody's đã hạ triển vọng nợ của Mỹ từ "ổn định" xuống "tiêu cực”, cho rằng sự phân cực trong Quốc hội có thể cản trở các cải cách tài khóa.

Theo ông Antoni, “bây giờ mọi người ngày càng nhận ra rằng trái phiếu Mỹ không hề an toàn chút nào.”

Ông chỉ ra rằng “những thay đổi mạnh mẽ” trong chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá trái phiếu.

Không ai đi mua trái phiếu trả lãi 2% hàng năm khi Bộ Tài chính hiện cung cấp rất nhiều trái phiếu trả lãi 5%.

“Ví dụ: nếu bạn mua một trái phiếu chính phủ vào năm 2020, nó sẽ mất khoảng một nửa giá trị, vì vậy bạn không thể bán nó. Về cơ bản, bạn đang mắc kẹt với tỷ suất lợi nhuận thấp đó."

Tính cả lạm phát, trên thực tế, các trái phiếu cũ hiện đang làm mất tiền của người nắm giữ, nhưng ít nhất họ vẫn có chút ít nhận lại.

“Điều đó vẫn tốt hơn khoản lỗ mà bạn phải chịu nếu bán hết đống trái phiếu đó.”

Sau đó, có rủi ro vỡ nợ. Các nhà đầu tư đang nhận thức được rằng một ngày nào đó chính phủ sẽ không thể trả được nợ. Cho đến nay, đó không phải là vấn đề lớn, một phần là do “chiến lược kẻ ngốc hơn.”

“'Tôi cá rằng ngoài kia còn một kẻ ngốc hơn, sau khi tôi bán, vẫn sẵn sàng mua, mặc dù “cái ngày đó” đang đến gần.”

“Điều đó nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng có rất nhiều nhà đầu tư và chiến lược đầu tư hoạt động theo nguyên tắc đó.”

Nhu cầu trái phiếu kỳ hạn 30 năm giảm sút có thể là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang dần mất niềm tin rằng một kẻ ngốc như vậy tồn tại trong thời gian dài. Theo ông Antoni, Bộ Tài chính đang phản ứng bằng cách cung cấp nhiều trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn.

Tuy nhiên, theo ông, lạm phát có rủi ro tương tự như vỡ nợ, lưu ý rằng USD đã mất khoảng 17% giá trị trong vài năm qua.

“Điều này cũng giống như việc Bộ Tài chính quay lại và chỉ trả 83% cho những người nắm giữ trái phiếu và kệ 17% còn lại.”

Tất cả những yếu tố này dường như đang làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào trái phiếu. Và một khi đã không còn, niềm tin của nhà đầu tư khó có thể khôi phục lại được, theo giáo sư Hanke.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bessent nắm quyền Bộ Tài chính: Cơ hội giảm áp lực thuế quan cho Trung Quốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bessent nắm quyền Bộ Tài chính: Cơ hội giảm áp lực thuế quan cho Trung Quốc

Việc Donald Trump chọn Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính có thể mở ra cơ hội cho Trung Quốc đàm phán về thuế quan, nhờ lập trường ôn hòa của ông. Bessent đã đề xuất áp dụng thuế quan dần dần thay vì áp dụng ngay lập tức, điều này được xem là tin tốt cho Bắc Kinh trong bối cảnh nội các Trump có nhiều thành viên cứng rắn về Trung Quốc.
Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?

Vào tháng 7/2024, Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (Wyoming) đã trình Quốc hội dự luật thiết lập "dự trữ Bitcoin chiến lược" - một kế hoạch táo bạo yêu cầu Bộ Tài chính và Fed tích lũy 1 triệu Bitcoin trong 5 năm và cam kết nắm giữ tối thiểu 20 năm.
Thị trường mới chỉ định giá 30% tác động từ Trump - Đâu là kịch bản tiếp theo?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường mới chỉ định giá 30% tác động từ Trump - Đâu là kịch bản tiếp theo?

George Saravelos - Trưởng nhóm chiến lược gia về ngoại hối của Deutsche Bank vừa có buổi gặp gỡ quan trọng với các nhà đầu tư quỹ phòng hộ vào tối thứ Năm. Ông George không chỉ nổi tiếng với biểu đồ thương mại dưới thời Trump, mà còn dự đoán chính xác đồng Euro sẽ mất giá so với đồng USD. Quan điểm chủ đạo của ông vẫn không thay đổi: "Chúng tôi tiếp tục duy trì lập trường bearish về cặp EUR/USD."
Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà  lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính

Quyết định bổ nhiệm Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính của Donald Trump phản ánh sự chuyển dịch quyền lực từ các ngân hàng lớn sang các nhà quản lý quỹ. Với kinh nghiệm sâu rộng trong đầu tư toàn cầu và tư duy chiến lược, Bessent hứa hẹn mang đến những cải cách táo bạo cho tài chính quốc gia.
Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả

"Vấn đề nằm ở giá cả!" - Đây chính là thông điệp cốt lõi mà giới hoạch định chính sách và thị trường cần thấm nhuần từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Thay vì quan tâm đến lạm phát đang hạ nhiệt hay tỷ lệ thất nghiệp thấp, cử tri lại nhìn nhận nền kinh tế qua lăng kính của mặt bằng giá cả cao ngất ngưởng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xem xét lại các chính sách hiện hành.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ