Dow Jones giảm 3.5% vào hôm thứ Tư - mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6 năm 2020. Yên Nhật tăng vọt, phục hồi từ đà suy yếu cuối tháng 4 do phân kỳ chính sách ngày càng sâu sắc giữa Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và các NHTW khác. Tính chất chống rủi ro của Yên đang bắt đầu toả sáng, đặc biệt trước các đồng tiền như Đô la Úc, Đô la New Zealand và Đô la Canada.
Các cổ phiếu công nghệ như Apple, Amazon và Tesla bắt đầu suy yếu, góp phần vào tâm lý bi quan của thị trường. Target và Cisco công bố báo cáo thu nhập gây thất vọng. Cổ phiếu Target giảm gần 25% - mức giảm sâu nhất kể từ năm 1987 sau khi công ty cắt giảm triển vọng lợi nhuận. Tương tự, cổ phiếu Cisco giảm khoảng 13% ảnh hưởng từ việc doanh thu thực tế trượt dốc đáng kể so với kỳ vọng.
Thị trường biến động tiêu cực khiến trader đổ xô vào trái phiếu chính phủ. Lợi suất dài hạn giảm báo hiệu kỳ vọng tăng trưởng suy yếu. Đô la Mỹ bị ảnh hưởng bởi tác động của của lợi suất Mỹ, đang vật lộn để giữ vị thế của mình so với đồng Yên Nhật.
Hiệu suất thị trường
Các hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ đang chìm trong sắc đỏ trong phiên Á - Thái Bình Dương hôm thứ Năm. ASX 200, Nikkei 225 và Hang Seng Index suy yếu trong khi Yên Nhật tận dụng lợi thế để tăng vọt trong môi trường risk-off.
AUD chịu nhiều áp lực, đang chờ đợi kết quả báo cáo việc làm Úc. Mức tăng mạnh thúc đẩy kỳ vọng chính sách diều hâu của Ngân hàng Dự trữ Úc nhưng chưa thể xoa dịu thị trường đang bất ổn.
Phân tích kỹ thuật USD/JPY
USD/JPY phá qua đường xu hướng tăng ngắn hạn từ cuối tháng Hai. Cặp tiền đang trong trạng thái trung lập, chạy trong biên độ 126.952 - 131.256. Nếu phá qua hỗ trợ, trọng tâm hướng tới MA 50 ngày.