3 lý do khiến Tổng thống Joe Biden mất đi sự ủng hộ

3 lý do khiến Tổng thống Joe Biden mất đi sự ủng hộ

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

16:42 20/12/2023

Theo khảo sát toàn quốc của Đại học Monmouth, mức độ tín nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục cho thấy sự giảm sút. Trong đó, 61% không đồng tình với cách điều hành công việc của ông Biden và 34% tán thành. Tỷ lệ bỏ phiếu toàn quốc duy trì dưới 40%, cùng các cuộc thăm dò mới cho thấy mức độ tín nhiệm thấp nhất nhiệm kỳ.

Khi được hỏi tại sao lại nhận được ít sự tán thành hơn cựu Tổng thống Donald Trump trong các cuộc khảo sát, ông Biden trả lời: "Các bạn đang đọc sai thăm dò". Giống như hầu hết các câu chuyện, vị tổng thống thà lờ đi thực tế. Có lý do khiến thăm dò phản ánh tỷ lệ tán thành toàn quốc thấp như vậy, với yếu tố chính là tuổi tác cao (81 tuổi), vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ vẫn còn tại nhiệm ở tuổi 80, nhiều hơn 3 tuổi so với người giữ kỷ lục trước đó là cựu Tổng thống Ronald Reagan. Dưới đây là 3 lý do khác khiến nhiều người Mỹ sẽ không ủng hộ Tổng thống Biden vào năm tới.

Lạm phát tăng vọt

“Bidenomics” đã khiến người dân Mỹ nghèo đi thay vì giàu lên. Con số trên hóa đơn tiện ích, cửa hàng tạp hóa và cây xăng ngày một cao hơn. Để dễ hình dung hơn, khi nhân vật Kevin McCallister trong bộ phim “Ở nhà một mình” đi đến cửa hàng tạp hóa địa phương để mua những mặt hàng như sữa, nước cam, chất tẩy rửa, giấy vệ sinh vào năm 1990. Với phiếu giảm giá $1, tổng hóa đơn của cậu bé là $19.83. Ngày nay, một hóa đơn tương tự có giá trị lên tới $83 (tức tăng 300%).

Theo dữ liệu CPI, lạm phát hiện đã tăng gấp đôi so với thời điểm Tổng thống Biden nhậm chức. Lạm phát trung bình là 5.8%, cao gấp đôi trong thời gian đương nhiệm so với 4 vị tổng thống trước.

Tờ Financial Times đưa tin một cuộc khảo sát cho thấy 70% cử tri Mỹ tin rằng các chính sách của Biden đã gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ hoặc không có tác động gì, chỉ còn lại 14% cử tri cho rằng họ đang khá giả hơn so với trước đây.

Chính sách năng lượng gây khó hiểu

Dưới thời “Bidenonomics”, giá điện đã tăng vọt tới 24.3%. Mỹ là quốc gia dẫn đầu thế giới về năng lượng bền vững, sạch với giá cả phải chăng.

Gần đây, tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (hội nghị thượng đỉnh COP28), thật hài hước khi các nhà lãnh đạo đã bay tới Dubai bằng chiếc máy bay sử dựng nhiên liệu hóa thạch để kêu gọi loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Tại hội nghị, Đặc phái viên về Khí hậu của Biden, John Kerry, đã kêu gọi thế giới loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất than, vốn chiếm 1/4 lượng điện ở Mỹ. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra với Hoa Kỳ nếu mất 36% lượng điện.

Không thể không có điện để sưởi ấm vào mùa đông. Đây không phải là vấn đề nhỏ, vì vậy chính quyền Biden nên cân nhắc kỹ trước khi đưa ra lời kêu gọi này. Chưa kể tác động to lớn mà điều này sẽ gây ra khi 1/4 người Mỹ đang phải vật lộn để thanh toán các hóa đơn năng lượng.

Biên giới mở cửa

Khủng hoảng biên giới đã vượt quá tầm kiểm soát. Vào ngày 5/12, đã có hơn 12,000 người di cư qua biên giới phía nam, con số lớn nhất từng được ghi nhận trong một ngày. Nước Mỹ không thể thịnh vượng khi biên giới mở cửa chào đón tất cả mọi người, kể cả trùm ma túy và khủng bố. Đây là lý do tại sao bắt buộc phải kiểm tra những người đến Mỹ.

Điều quan trọng là phải có một bức tường cao và một cánh cổng rộng - bảo vệ biên giới và đấu tranh chống lại tội phạm, đồng thời chào đón những người nhập cư hợp pháp yêu đất nước Mỹ.

Cho dù hiểu theo cách nào, các chính sách của Tổng thống Biden đã gây tác động tiêu cực đến người dân Hoa Kỳ. Nếu muốn chứng kiến một nền kinh tế thịnh vượng, năng lượng được giải phóng và bảo đảm biên giới, thì ông Biden hoàn toàn không phải là người nên được bỏ phiếu vào tháng 11/2024.


ZeroHedge

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

"Người bạn Mỹ xa xôi" hay "Người láng giềng châu Âu", dù lựa chọn điều gì thì sự hy sinh của Vương quốc Anh là điều không thể tránh khỏi
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Người bạn Mỹ xa xôi" hay "Người láng giềng châu Âu", dù lựa chọn điều gì thì sự hy sinh của Vương quốc Anh là điều không thể tránh khỏi

Một trong những lợi ích được hứa hẹn khi rời khỏi EU là Vương quốc Anh sẽ có thể tự mình định hướng con đường phát triển toàn cầu. Tuy nhiên, với việc Donald Trump tái đắc cử, việc định hình một hướng đi độc lập trở nên phức tạp hơn.
Pháp cần ổn định chính trị để giải quyết thâm hụt ngân sách
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Pháp cần ổn định chính trị để giải quyết thâm hụt ngân sách

Pierre Moscovici, người đứng đầu cơ quan kiểm toán Pháp, cảnh báo về sự cần thiết của ổn định chính trị để giảm thâm hụt ngân sách và nợ công. Ông phản đối việc tổ chức bầu cử tổng thống sớm, nhấn mạnh rằng điều này sẽ gây bất ổn cho đất nước trong bối cảnh chính phủ đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ quốc hội.
Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi

Giá vàng có vẻ sẽ đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn 13 tháng vào thứ Sáu khi căng thẳng địa chính trị leo thang thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn, trong khi sự phục hồi của công nghệ đã đẩy cổ phiếu châu Á tăng cao hơn sau khi lo ngại về tăng trưởng doanh số của Nvidia giảm bớt.
Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa

Nga vừa phóng tên lửa chiến lược RS-26 nhằm vào Ukraine, đánh dấu bước leo thang đáng chú ý nhưng mang tính thăm dò và có thể đảo ngược. Cuộc tấn công không chỉ gửi thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây mà còn hé lộ những tính toán nhằm tránh làm mất lòng các đồng minh và duy trì ổn định nội bộ.
Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Thị trường vàng đang chứng kiến đà tăng ấn tượng, hướng đến tuần giao dịch tốt nhất trong năm vào ngày thứ Sáu. Sự bứt phá này đến từ việc các nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn khi căng thẳng Nga-Ukraine ngày càng leo thang, đồng thời họ cũng đang theo dõi sát sao khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall

Cổ phiếu châu Á và vàng tăng mạnh sau khi Phố Wall phục hồi, nhờ vào sự lạc quan về triển vọng của Nvidia và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của Tổng thống đắc cử Trump. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị và vụ kiện chống lại Gautam Adani cũng khiến giá dầu và vàng tiếp tục tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ