5 ngân hàng lớn của Mỹ như 'con thiêu thân' lao vào Trung Quốc

5 ngân hàng lớn của Mỹ như 'con thiêu thân' lao vào Trung Quốc

23:40 17/03/2021

Năm ngoái, bất chấp căng thẳng giữa chính quyền Washington và Bắc Kinh, Goldman Sachs cùng 4 ngân hàng lớn khác của Mỹ vẫn như "con thiêu thân" lao vào thị trường Trung Quốc. Tổng giá trị tài sản chịu rủi ro của 5 ông lớn này tại Trung Quốc đạt gần 78 tỷ USD.

Thị trường tài chính Trung Quốc hứa hẹn mang lại hàng tỷ USD lợi nhuận từ mảng đầu tư và quản lý tài sản và do vậy có sức hút đặc biệt lớn đối với các ngân hàng hàng đầu thế giới. Các ngân hàng lớn của nước Mỹ cũng không nằm ngoài lực hút đó.

Trong năm 2020, tổng giá trị tài sản chịu rủi ro tại thị trường Trung Quốc của 5 ngân hàng hàng đầu nước Mỹ gồm Goldman Sachs, Citigroup, JPMorgan Chase, Bank of America và Morgan Stanley đạt 77,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2019.

Các ngân hàng châu Âu cũng tăng cường đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. HSBC Holdings (Anh) ngày càng muốn gắn bó tương lai với châu Á và dự định đầu tư ít nhất 6 tỷ USD vào khu vực này.

Credit Suisse Group (Thụy Sĩ) đang tìm cách giành toàn quyền kiểm soát liên doanh chứng khoán tại Trung Quốc và có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng nhân viên và doanh thu tại thị trường tỷ dân. UBS Group (Thụy Sĩ) cũng muốn giành quyền kiểm soát công ty chứng khoán tại Trung Quốc và gia tăng dấu ấn ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong 3 - 5 năm tới.

Ngân hàng có trụ sở tại New York này mở văn phòng tại Bắc Kinh vào năm 1994, là điểm khởi đầu cho hành trình lâu dài tại đại lục. Theo một bản ghi nhớ vào cuối năm ngoái, Goldman Sachs đã bắt đầu xin cơ quan quản lý cho phép toàn quyền kiểm soát công ty chứng khoán Goldman Sachs Gao Hua và ký một thỏa thuận mua 49% cổ phần còn lại của liên doanh này.

CEO David Solomon, Chủ tịch John Waldron và CFO Stephen Scherr cùng cho biết, toàn quyền sở hữu "các liên doanh của Goldman Sachs tại thị trường đại lục cho thấy chúng tôi cam kết gắn bó lâu dài và đầu tư đáng kể vào Trung Quốc".

Nếu được Bắc Kinh phê duyệt, Goldman Sachs sẽ khép lại mối quan hệ hợp tác kéo dài 17 năm với công ty chứng khoán Gao Hua Securities. Ngoài ra, nó còn giúp ngân hàng này tự do theo đuổi chiến lược tăng trưởng mở rộng, trong đó có mục tiêu tăng cường nhân lực tại Trung Quốc lên 600 người và đẩy mạnh mảng quản lý tài sản.

Phát ngôn viên của Goldman Sachs cho biết họ đang tuyển dụng 70 vị trí mới tại Trung Quốc đại lục.

JPMorgan Chase

Tính đến tháng 12/2020, nhờ hoạt động giao dịch và đầu tư, tổng giá trị tài sản chịu rủi ro của JPMorgan tại Trung Quốc tăng 10,4% lên 21,2 tỷ USD.

Cũng trong năm ngoái, JPMorgan đã nâng cổ phần trong liên doanh chứng khoán ở thị trường Trung Quốc lên 71%, chạy đua cùng Goldman Sachs để trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên toàn quyền sở hữu một công ty chứng khoán.

Theo Bloomberg, ngân hàng này có kế hoạch mở rộng mảng quản lý tài sản cũng như mảng ngân hàng đầu tư và doanh nghiệp. Phát ngôn viên của JPMorgan từ chối phản hồi yêu cầu bình luận của Bloomberg.

Citigroup

Citi thành lập văn phòng đầu tiên tại Thượng Hải vào năm 1902 và hiện có mặt tại 12 tỉnh, thành phố trên khắp Trung Quốc. Tính đến quý IV/2020, tổng giá trị tài sản chịu rủi ro của Citi tại thị trường tỷ dân tăng 16,6% lên 21,8 tỷ USD, chủ yếu do các loại chứng khoán đầu tư và các khoản vay tiêu dùng tăng lên.

Citi dự định sẽ mở một chi nhánh ngân hàng đầu tư tại Trung Quốc khi Bắc Kinh mở cửa thị trường tài chính trong nước, nguồn thạo tin của Bloomberg cho hay. Trung Quốc hiện chiếm khoảng 1,3% tổng giá trị tài sản chịu rủi ro của Citi trên toàn cầu.

Phát ngôn viên của Citi cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng các khách hàng trên khắp Trung Quốc, bao gồm hỗ trợ tài chính cho 70% doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500".

Morgan Stanley

Vào tháng 12/2020, tổng giá trị tài sản ròng chịu rủi ro của Morgan Stanley tại Trung Quốc giảm gần 5% so với cuối năm 2019 xuống còn 3,9 tỷ USD. Nguyên nhân là do ngân hàng Mỹ này đã cắt giảm các khoản cho vay và cam kết cho vay.

Morgan Stanley hiện nắm 51% cổ phần trong liên doanh với Huaxin Securities (Trung Quốc). Tháng 2 năm nay, Huaxin cho biết họ sẽ giảm cổ phần nắm giữ từ 49% xuống còn 10%, mở đường để Morgan Stanley tiến tới sở hữu liên doanh này.

Theo Bloomberg, Morgan Stanley đã điều động nhân viên từ nước ngoài sang nắm hầu hết các vị trí quan trọng trong liên doanh với Huaxin, và cuối cùng nắm toàn quyền kiểm soát công ty trên.

Morgan Stanley đang muốn xây dựng một công ty môi giới tại đại lục và sẽ mở rộng quan hệ đối tác trong lĩnh vực quản lý tài sản. Phát ngôn viên của Morgan Stanley từ chối phản hồi yêu cầu bình luận của Bloomberg.

Bank of America

Sau khi giảm bớt các khoản vay cấp vốn và cam kết cho vay không cấp vốn để giảm bớt rủi ro trong thời kỳ đại dịch COVID-19, Bank of America cũng giảm giá trị tài sản ròng chịu rủi ro tại Trung Quốc khoảng 13,9% xuống còn 13,4 tỷ USD, số liệu tính đến tháng 12/2020.

Trong hồ sơ đệ trình lên cơ quan quản lý Trung Quốc, ngân hàng có trụ sở tại North Carolina cho biết do ảnh hưởng của đại dịch, họ đang "giám sát chặt chẽ các tài sản chịu rủi ro bên ngoài thị trường Mỹ", đặc biệt là ở những nước có áp đặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.

Ngoài ra, Bank of America còn cắt giảm tài sản ròng chịu rủi ro tại Hong Kong khoảng 7,4% xuống còn 6,7 tỷ USD, nhưng tăng 18,6% lên 9,3 tỷ USD tại Singapore. Đại diện của Bank of America từ chối đưa ra bình luận.

link gốc tại đây

vietnambiz

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tàn dư cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn còn đó!

Cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt, nhưng tác động của giai đoạn khó khăn vẫn còn kéo dài, với nhiều người phải tìm đến các trại tạm trú và ngân hàng thực phẩm do chi phí sinh hoạt tăng cao. Nhiều gia đình vẫn gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản do giá cả tăng vượt mức thu nhập. Trong khi đó, những người sở hữu tài sản, như cổ phiếu và bất động sản, lại được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của tài sản trong bối cảnh kinh tế cải thiện.
Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ