Ả-rập Saudi chi gần 7,000 USD/đầu người cho trợ cấp giá dầu
Đinh Nguyễn Trường Giang
Junior Analyst
Tổng chi phí của Ả-rập Saudi cho việc trợ giá nhiên liệu đã tăng đột ngột trong hai năm qua, đạt mức cao nhất trong nhóm G20 nếu tính theo đầu người.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), quốc gia này đã chi hơn 7,000 USD cho mỗi người, tương đương khoảng 27% GDP, bao gồm cả việc trợ giá năng lượng công khai cũng như các chi phí ẩn.
Việc trợ giá nhiên liệu hóa thạch đã tăng mạnh trên toàn cầu kể từ năm 2020 lên đến 7 nghìn tỷ USD vào năm ngoái khi các chính phủ đã thực hiện biện pháp để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp khỏi đà tăng giá sau cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, IMF chỉ ra rằng cắt giảm trợ giá nhiên liệu hóa thạch có thể giúp giảm lượng khí CO2, số người chết do ô nhiễm không khí và tăng thu ngân sách cho chính phủ.
"Trong hầu hết các nước, nhiên liệu hóa thạch được định giá không đúng," Simon Black, Antung A. Liu, Ian Parry và Nate Vernon đã viết trong bài báo của IMF. "Rất tiếc, mức giá hiện tại thường được thiết lập ở mức không thể phản ánh đủ thiệt hại môi trường và trong một số trường hợp, thậm chí không phản ánh được chi phí cung ứng."
Trung Quốc - đã chi hơn 2.2 nghìn tỷ USD - là quốc gia trợ giá lớn nhất về mặt tuyệt đối, tiếp theo là Hoa Kỳ và Nga, theo IMF. Ả Rập Xê Út đã chi tổng cộng 253 tỷ USD cho trợ giá vào năm ngoái.
IMF đã kêu gọi Ả Rập Xê Út tiến hành các biện pháp để cắt giảm ngân sách trợ cấp chính phủ và thực hiện các biện pháp thúc đẩy phúc lợi cho hộ gia đình thu nhập thấp thông qua việc tăng chi tiêu xã hội. Các khoản chi tiêu này đã làm cho xăng dầu tại Ả Rập Xê Út trở thành một trong những loại xăng dầu rẻ nhất thế giới.
Vào năm 2021, chính phủ đã đặt giá trần cho chi phí nội địa sản xuất xăng dầu để làm giảm tác động của việc chi phí sinh hoạt cao hơn đối với người dân, chỉ vài tháng trước khi giá xăng dầu tăng lên trên 100 USD/thùng.
Trong Cuộc họp tham vấn Điều 4 năm ngoái, IMF cho biết công việc của Ả Rập Xê Út sẽ dần tăng giá bán và loại bỏ trợ cấp dần đến năm 2030.
Trợ cấp cho chi phí ẩn, mà IMF xác định cho chi phí an toàn môi trường của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và mất thuế, chiếm phần lớn tổng trợ cấp toàn cầu. Trợ giá cho chi phí công khai hoặc bán nhiên liệu dưới mức chi phí cung cấp, chiếm 18% tổng cộng.
Bloomberg