Ả-rập Saudi và Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung dầu tự nguyện

Ả-rập Saudi và Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung dầu tự nguyện

07:54 06/09/2023

Ả Rập Saudi và Nga đã kéo dài việc giới hạn nguồn cung dầu tự nguyện thêm 3 tháng nữa, một động thái mạnh mẽ hơn so với những gì các thị trường mong đợi khi các thành viên OPEC+ này cố gắng hỗ trợ khi thị trường toàn cầu đang rất dễ bị tổn thương.

Hai quốc gia OPEC sẽ tiếp tục giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày cho đến tháng 12, theo tuyên bố của Cơ quan thông tấn Saudi vào thứ Ba. Hành động này sẽ duy trì sản lượng ở mức khoảng 9 triệu thùng mỗi ngày - mức thấp nhất trong vài năm qua - trong tổng cộng sáu tháng.

Việc Nga cắt giảm sản lượng xuất khẩu 300,000 thùng/ngày sẽ được kéo dài trong cùng thời gian, theo tuyên bố riêng của Phó Thủ tướng Alexander Novak.

"Theo tuyên bố được công bố bởi SPA, quyết định cắt giảm tự nguyện này sẽ được xem xét hàng tháng để cân nhắc liệu nên tiếp tục cắt giảm hay tăng sản lượng.” Ả Rập Saudi đang nhắm mục tiêu hỗ trợ "sự ổn định và cân bằng trên thị trường dầu."

Thị trường dầu thô toàn cầu đang ngày càng thắt chặt khi nhu cầu tăng lên mức kỷ lục, và đà tăng kể từ mùa hè đã tiếp tục mặc dù có nhiều lo ngại về tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc. Việc kéo dài cắt giảm sản lượng của Riyadh và Moscow gây bất ngờ khi thị trường kỳ vọng chỉ gia hạn thêm một tháng, đẩy giá dầu Brent tăng 1.54% lên 90.37 USD .

Ả Rập Saudi đã công bố cắt giảm nguồn cung của họ vào tháng 7, kể cả khi sau khi các thành viên trong khối OPEC+ đã cắt giảm sản lượng. Với hầu hết các thành viên trong khối mất mát sản lượng do thiếu đầu tư và sự cố vận hành, Riyadh đã chọn thực hiện một sáng kiến ​​lớn để hỗ trợ giá dầu một cách độc lập.

Các quốc gia tiêu thụ chính đã chỉ trích Ả-rập Saudi và các đối tác có liên quan vì sự can thiệp này, ngay khi nhu cầu nhiên liệu toàn cầu đang tăng lên mức kỷ lục và hàng tồn kho đang giảm sút. Họ cảnh báo rằng lạm phát có thể sẽ tiếp tục tăng gây áp lực lên người tiêu dùng và đe dọa sự phục hồi kinh tế.

Việc bảo vệ thị trường đã đòi hỏi một mức giá đắt đỏ đối với Ả Rập Saudi. Quốc gia này đã phải đối mặt với sự đièu chỉnh giảm mạnh nhất về dự báo tăng trưởng kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế do giảm sản lượng bán hàng. Tuy nhiên, điều này dường như là một cái giá chấp nhận được đối với quốc gia này khi giá dầu hiện tại đang neo ở ngưỡng gần 100 USD/thùng để bù đắp các dự án chi tiêu tham vọng của Hoàng tử Mohammed bin Salman.

"Không có dấu hiệu cho thấy Ả Rập Saudi sẽ thay đổi chiến lược đánh vào giá thay vì khối lượng bán ra của họ," Bjarne Schieldrop, chuyên gia phân tích hàng hóa trưởng tại SEB AB nói.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, trong khi vàng SJC tiếp tục duy trì ổn định. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của ECB và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất thúc đẩy giá vàng, trong khi chứng khoán Mỹ tăng điểm và USD suy yếu trên thị trường ngoại hối.
Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"

Giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống 2,513.4 USD/ounce, trong khi vàng SJC tiếp tục giữ ổn định. Dữ liệu lạm phát trái chiều khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Fed. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, trong khi đồng USD cũng mạnh lên sau thông tin này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ