Andy Schectman: Chính sách thuế của Kamala Harris sẽ khiến nền kinh Mỹ sụp đổ
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Andy Schectman của Miles Franklin Precious Metals đã tham gia podcast với tác giả trong tuần này. Tác giả mong muốn Andy Schectman chia sẻ quan điểm về cuộc bầu cử sắp tới và tình hình thị trường vàng và bạc cho độc giả của mình.
Trong cuộc thảo luận gồm các nội dung chính sau:
- Tác động tiềm ẩn của các đề xuất chính sách cánh tả gần đây - bao gồm kiểm soát giá và đánh thuế vào lợi nhuận chưa thực hiện - đối với nền kinh tế và thị trường.
- Những lo ngại về những tác động tiêu cực của việc đánh thuế vào lợi nhuận chưa thực hiện, chẳng hạn như sự bất ổn của thị trường và tình trạng rút vốn ồ ạt, có thể gây hại cho tăng trưởng kinh tế.
- Chỉ trích các chính sách như tăng thuế thặng dư vốn (capital gains taxes), hỗ trợ thanh toán trước và tín dụng thuế, và cho rằng chúng có thể thúc đẩy lạm phát và bất ổn kinh tế
- Thảo luận về cách các chính sách nhập cư được coi là đang làm quá tải hệ thống Hoa Kỳ, làm tăng chi phí và tác động đến cân bằng kinh tế
- Tuyên bố rằng các phương tiện truyền thông chính thống đang làm người dân hiểu sai về các vấn đề thực tế, ảnh hưởng đến dư luận và sự ủng hộ đối với chính sách
- Phân tích các vấn đề địa chính trị hiện tại, bao gồm quan hệ của Hoa Kỳ với Nga, Ukraine, Trung Quốc và Trung Đông, và cách những vấn đề này có thể bị ảnh hưởng bởi kết quả bầu cử
- Nhận định về thị trường vàng và bạc, bao gồm hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương, và tác động tiềm ẩn bởi chính sách của Cục Dự trữ Liên bang đối với kim loại quý
- So sánh chất lượng cuộc sống và cơ sở hạ tầng ở các thành phố của Hoa Kỳ so với Châu Âu, nhấn mạnh các vấn đề như tội phạm, tình trạng vô gia cư và dịch vụ công đang xuống cấp
- Dự đoán về các kịch bản kinh tế có thể xảy ra trong tương lai, bao gồm sự suy giảm vị thế tài sản tích trữ của đồng USD và sự nổi lên của một trật tự kinh tế toàn cầu mới tập trung vào các loại tiền tệ được hỗ trợ bởi hàng hóa
Andy bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với một số chính sách kinh tế do chính quyền Harris đề xuất. Ông lập luận rằng những chính sách này là "chống lại lợi ích của người dân Mỹ" và có thể gây ra những hậu quả thảm khốc cho nền kinh tế.
Schectman chỉ trích việc đánh thuế trên lợi nhuận chưa thực hiện là một trong những ý tưởng "chống lại người Mỹ" ngớ ngẩn nhất mà ông từng nghe. Ông giải thích rằng đánh thuế như vậy sẽ buộc những người có khoản đầu tư lớn phải thanh lý tài sản của mình, có thể dẫn đến sụp đổ thị trường. "Bạn sẽ làm sụp đổ thị trường, bất kể đó là thị trường nào," Schectman cảnh báo, nhấn mạnh rằng chính sách này sẽ gây bất ổn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Một chính sách khác cũng đang bị chỉ trích là đề xuất tăng thuế thặng dư vốn đối với những người có thu nhập trên 1 triệu USD. Schectman cho rằng điều này sẽ khiến thị trường bị ảnh hưởng nặng nề hơn nữa khi nhà đầu tư bị buộc phải bán tài sản để trả thuế. Ông mô tả cách tiếp cận này là "nhấn mạnh vào bàn đạp lạm phát" vì chính phủ đồng thời đang cố gắng cung cấp nhiều khoản tín dụng và ưu thuế đãi khác, điều có thể làm trầm trọng thêm tình trạng "vô trách nhiệm" về tài chính.
Schectman cũng chỉ trích việc sử dụng tiền thuế để trả bồi thường và cung cấp tín dụng thuế cho những người mua nhà lần đầu, vốn bị ông cho là vô trách nhiệm về mặt tài chính trong bối cảnh đất nước đang đối mặt với những thách thức kinh tế nghiêm trọng. Ông cũng nhấn mạnh sự mâu thuẫn giữa việc tăng thuế và đồng thời cung cấp các ưu đãi tài chính lớn, và mô tả cách tiếp cận này là công thức dẫn đến thảm họa kinh tế.
Schectman và tác giả cũng nhấn mạnh những chi phí khổng lồ liên quan đến nhập cư không được kiểm soát, Andy tuyên bố điều này đang gây áp lực rất lớn lên hệ thống xã hội của đất nước. Ông chỉ trích cách tiếp cận tăng thuế thay vì cắt giảm chi tiêu của chính phủ, và nói rằng: "Đó là một tình trạng đáng buồn."
Schectman đề cập đến ảnh hưởng của phương tiện truyền thông trong việc định hình dư luận và nhận thức của công chúng, đặc biệt là trong số những người mà ông cho là bị dẫn dắt bởi những câu chuyện có chủ ý. Ông tuyên bố rằng phần lớn công chúng bị "lừa" để tin vào những câu chuyện ủng hộ các chính sách này, góp phần tạo ra sự chia rẽ và khiến cử tri bị thông tin sai lệch.
Sau đó, ông bày tỏ lo ngại về sự ổn định của thị trường, đặc biệt liên quan đến các động thái của Cục Dự trữ Liên bang và các chỉ số kinh tế lớn hơn. Andy cho rằng thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất mạnh hơn mức 25bps dự kiến. Ông lập luận rằng với tình trạng nợ công tăng vọt và lạm phát tăng cao hơn nhiều so với báo cáo, việc hạ lãi suất có thể thúc đẩy đà tăng tạm thời trên thị trường chứng khoán nhưng cuối cùng sẽ làm giảm sức mua thực tế của đồng USD.
Mặt khác, Andy bày tỏ sự lạc quan về vàng, khi nhấn mạnh hiệu suất của vàng so với các tài sản khác trong 25 năm qua. Ông lưu ý rằng một lượng lớn vàng và bạc đang bị rút khỏi các sàn giao dịch phương Tây như COMEX và LBMA, cho thấy nhu cầu mạnh mẽ do lo ngại về sự ổn định kinh tế. "Những người nhiều tiền nhất thế giới hiểu điều này", ông chia sẻ, đồng thời chỉ ra rằng các vụ mua vàng quy mô lớn của các ngân hàng trung ương là bằng chứng cho thấy sự thay đổi trong chiến lược kinh tế hướng tới tài sản thực.
Cuộc thảo luận cũng đi sâu vào các vấn đề địa chính trị, đặc biệt là cách quan hệ và xung đột quốc tế có thể ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế.
Schectman và tác giả đã nhấn mạnh nhiều xung đột địa chính trị, bao gồm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga, quan hệ Trung Quốc - Đài Loan và xung đột Trung Đông. Andy lập luận rằng những xung đột này, kết hợp với các chính sách của Hoa Kỳ hiện tại, đã làm tổn hại đến vị thế quốc tế của Hoa Kỳ. "Chính quyền hiện tại đã phá hủy hình ảnh của chúng ta trên trường quốc tế hơn bất kỳ kẻ thù bên ngoài nào có thể làm được", ông tuyên bố.
Andy sau đó thảo luận về hậu quả tiềm ẩn của việc đồng USD mất đi vị thế là đồng tiền dự trữ của thế giới. Ông cho rằng các quốc gia đang ngày càng "xa lánh" đồng USD do nhận thức được sự bất ổn của đồng tiền này và các quyết định chính sách của chính phủ Hoa Kỳ, chẳng hạn như sử dụng lệnh trừng phạt kinh tế. Ông cảnh báo rằng điều này có thể dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng đến mức sống và sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ.
Ông cũng tỏ ra bi quan về tương lai của Hoa Kỳ trừ khi có sự thay đổi đáng kể trong định hướng chính sách. Andy vạch ra những hậu quả nghiêm trọng của việc Hoa Kỳ có khả năng mất đi vị thế là đồng tiền dự trữ của thế giới. Ông lập luận rằng sự mất mát như vậy sẽ tàn phá nền kinh tế Hoa Kỳ, dẫn đến siêu lạm phát, sự sụp đổ của đồng USD và sự sụt giảm đáng kể về mức sống.
Zerohedge