Ảnh hưởng của Credit Suisse sụp đổ sẽ lớn hơn nhiều so với SVB
Lê Nhật Thanh
Junior Analyst
Nếu nỗi lo lớn nhất của thị trường về Credit Suisse trở thành sự thật, thì một cuộc đại suy thoái trong nền tài chính sẽ diễn ra.
Nếu nỗi lo lớn nhất của thị trường về Credit Suisse trở thành sự thật, thì nền kinh tế khu vực đồng euro sẽ rơi xuống vực thẳm, hệ thống tài chính toàn cầu sẽ bị đảo lộn, buộc các ngân hàng trung ương lớn tạm dừng thắt chặt chính sách.
Không giống như Silicon Valley Bank và Signature Bank, ngân hàng Thụy Sĩ được Ủy ban Ổn định Tài chính Hoa Kỳ (FSB) là một ngân hàng "too big to fail", bởi sự sụp đổ đó nhiều khả năng sẽ gây ra khủng hoảng tài chính.
Vào thứ Tư, các quan chức của ECB đã liên hệ với những bên cho vay để hỏi về mối liên quan giữa họ và Credit Suisse. Credit Suisse đã công bố rằng lượng tài sản ngân hàng này đang quản lý là gần 1.3 nghìn tỷ franc Thụy Sĩ, tương đương với 1.4 nghìn tỷ USD, tính đến tháng trước. Trong bối cảnh hiện tại, con số đó chiếm gần 10% nền kinh tế khu vực đồng euro - trị giá 14.5 nghìn tỷ.
Hợp đồng CDS cho việc Credit Suisse vỡ nợ trong một năm đã tăng lên mức kỷ lục 834 điểm cơ bản vào thứ Tư, và được kỳ vọng sẽ lập đỉnh 1,200 điểm cơ bản. Trong khi đó, cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm xuống mức kỷ lục và trái phiếu giảm xuống mức ám chỉ tình trạng khó khăn.
Nguyên nhân của đợt giảm gần đây đến từ những bình luận từ Ngân hàng Quốc gia Ả Rập Xê Út - cổ đông lớn nhất của Credit Suisse - rằng họ không có ý định đầu tư thêm vào ngân hàng, vốn đang trong quá trình tái cơ cấu phức tạp kéo dài 3 năm nhằm cố gắng có lãi trở lại.
Ở Hoa Kỳ, phản ứng nhanh chóng từ các nhà hoạch định chính sách bao gồm cả Fed đã ngăn chặn một cuộc khủng hoảng bao trùm thị trường tài chính sau sự sụp đổ của SVB. Doanh nghiệp cho vay có trụ sở tại California đã phá sản sau khi khách hàng ồ ạt tới rút tiền, buộc ngân hàng này phải bán tài sản đã mất giá rất nhiều trong bối cảnh Fed thắt chặt chính sách.
Fed đã nhanh chóng công bố một chương trình tài trợ có kỳ hạn. Về cơ bản, chương trình này cho phép các ngân hàng Hoa Kỳ - có thể là những ngân hàng đang gặp tình trạng khó khăn tương tự như SVB trong bối cảnh lãi suất tăng - vay với 100% mệnh giá trái phiếu. Sự hỗ trợ nhanh chóng đó đã giúp xoa dịu một số lo ngại của người gửi tiền và nhà đầu tư.
Không rõ chính xác mọi chuyện ở châu Âu sẽ diễn ra như thế nào, với Giám đốc điều hành UBS, Ralph Hamers, nói rằng ông sẽ không trả lời “các câu hỏi tu từ” về việc đối thủ Thụy Sĩ gặp khó khăn và UBS chỉ “tập trung vào chiến lược của riêng mình”.
Giám đốc điều hành Credit Suisse Ulrich Koerner vào đầu tuần này đã xin các nhà đầu tư kiên nhẫn hơn, với lý do tỷ lệ vốn CET1 là 14.1% trong quý IV và tỷ lệ thanh khoản là 144%, và kể từ đó đã tăng trung bình lên khoảng 150%. Tuy nhiên, sự kiên nhẫn đó có thể không kéo dài lâu trên thị trường tài chính toàn cầu, với việc các nhà đầu tư ngày càng nhạy cảm hơn với bất kỳ rủi ro nào khác xuất hiện.
Tuy nhiên, đối với các nhà hoạch định chính sách ở Châu Âu và Hoa Kỳ, điều đang bị đe dọa ở đây là một thực thể có khả năng gây tổn hại với hiệu ứng domino lớn hơn nhiều so với cả SVB và Signature Bank cộng lại.
Bloomberg