Áp lực giá cả giảm ở Nhật Bản có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng nhờ đồng Yên suy yếu

Áp lực giá cả giảm ở Nhật Bản có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng nhờ đồng Yên suy yếu

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:48 21/05/2021

Nhật Bản đang chống lại xu hướng lạm phát gia tăng trên toàn cầu với việc áp lực giá cả tiếp tục giảm, một sự phân kỳ có thể tách lập trường chính sách của nước này ra khỏi quỹ đạo của các nền kinh tế lớn khác và tiếp tục làm suy yếu đồng Yên.

Áp lực giá cả giảm ở Nhật Bản có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng nhờ đồng Yên suy yếu
Áp lực giá cả giảm ở Nhật Bản có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng nhờ đồng Yên suy yếu

Trong khi một thước đo lạm phát ở Mỹ đạt 4.2% vào tháng 4, mức cao nhất trong hơn 12 năm, một chỉ số quan trọng về giá tiêu dùng ở Nhật Bản đã giảm 0.1% so với một năm trước đó.

Với việc các công ty Nhật Bản rất thận trọng trong việc “chuyển” phần chi phí gia tăng đến khách hàng của họ, khoảng cách về giá sẽ tiếp tục diễn ra ở hiện tại, một kết quả có thể giúp một nền kinh tế đang đứng trên bờ vực suy thoái kép bằng cách làm cho đồng tiền của họ yếu đi.

Makoto Okazaki, quản lý của Ishizaka, một nhà sản xuất mì nhỏ ở Tokyo, nằm trong số những người tỏ ra miễn cưỡng với việc tăng giá sản phẩm. Giá lúa mì đang tăng, nhưng anh ấy sẽ làm mọi thứ có thể để tránh tăng giá sản phẩm của chính mình.

Lập trường của Okazaki và các nhà điều hành doanh nghiệp khác phản ánh một tư duy cố chấp đã hình thành từ cuối những năm 1990 khi mọi người quen với việc lặp đi lặp lại các đợt giảm giá và tăng lương ít ỏi, tạo ra một vòng luẩn quẩn là các công ty phải chịu chi phí gia tăng bằng lợi nhuận của chính họ.

Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda cho biết ông sẽ thay đổi tư duy giảm phát này khi nắm quyền lãnh đạo ngân hàng vào năm 2013. 8 năm sau khi bắt đầu chương trình kích thích khổng lồ và có vẻ mọi thứ vẫn khong thay đổi nhiều.

Bản thân Kuroda đã thừa nhận như vậy vào ngày 27 tháng 4 khi BOJ công bố dự báo lạm phát mới nhất của mình cho thấy lần đầu tiên mục tiêu lạm phát 2% sẽ không đạt được khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2023.

Chính quyền của Yoshihide Suga cũng không giúp được gì. Thay vì theo đuổi mục tiêu lạm phát với sự nhiệt tình của người tiền nhiệm Shinzo Abe, nhà lãnh đạo thực dụng Suga đang tìm cách đưa nhiều tiền hơn vào túi của cử tri thông qua hóa đơn điện thoại rẻ hơn trước cuộc bầu cử vào cuối năm nay.

Với mức tăng trưởng giá cả quá xa so với mục tiêu 2%, BOJ sẽ cần tiếp tục duy trì các biện pháp kích thích lâu hơn, trái ngược với Hoa Kỳ, nơi một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã nói về sự cởi mở của họ trong tương lai để thảo luận về việc cắt giảm hỗ trợ cho nền kinh tế.

Ngay cả khi Fed vẫn còn cách xa thời điểm bắt đầu thu lại các biện pháp của mình, như Jerome Powell đã chỉ ra, ấn tượng về sự phân kỳ chính sách cuối cùng có thể đủ để làm đồng Yên suy yếu thêm nữa, một kết quả sẽ giúp các nhà xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản.

Sự khác biệt được nhận thấy trong quỹ đạo chính sách đã giúp đồng yên suy yếu nhiều nhất trong số các đồng tiền chính trong năm nay, tạo ra một động lực quan trọng cho sự phục hồi phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản.

Đồng yên yếu hơn không trực tiếp mang lại lợi ích cho tất cả mọi người trong nền kinh tế, đặc biệt là các nhà nhập khẩu, nhưng nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cải thiện hoạt động của doanh nghiệp và thúc đẩy nền kinh tế mở rộng trong những năm gần đây.

“Bạn có thể nói rằng BOJ đang thực sự giúp đỡ nền kinh tế khi không đạt được mục tiêu của mình,” Kobayashi nói. "Bởi vì điều đó giúp giữ cho đồng Yên yếu."

Toru Fujioka, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Với Powell, việc cắt giảm lần đầu luôn dễ dàng; nhưng giờ đây, thử thách thực sự mới bắt đầu

Fed đã cắt giảm lãi suất 50 bps, nhưng điều này gây hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, khi nhiều chỉ số vẫn tích cực. Sự quan tâm của Nhà Trắng đối với tình hình Trung Đông gia tăng, trong khi có nguy cơ đình công tại các cảng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ vào thời điểm quan trọng. Cùng lúc, chính trị có thể tác động đến các quyết định của Fed, khiến tình hình trở nên phức tạp hơn trước cuộc bầu cử sắp tới.
Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ: Dấu hiệu phục hồi chữ V sau cú sốc lãi suất

Thị trường dầu mỏ đang chứng kiến sự hình thành đáy chữ V sau khi Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất quyết liệt. Động thái này buộc một số quỹ phòng hộ phải từ bỏ lập trường bearish về dầu. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh báo cáo mới nhất từ JODI cho thấy nhu cầu dầu toàn cầu đạt mức kỷ lục, trong khi tồn kho toàn cầu suy giảm.
Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed tung đòn mạnh: Hạ lãi suất và hạ kỳ vọng

Fed đã quyết định cắt giảm lãi suất quỹ liên bang 50 bps, một động thái phù hợp với kỳ vọng thị trường (xác suất của kịch bản này vượt 67% vào đầu tuần). Quyết định này khiến 104 trong số 113 chuyên gia được khảo sát bởi các hãng truyền thông tài chính hàng đầu bất ngờ. Do thị trường chưa hoàn toàn định giá mức cắt giảm mạnh mẽ này, chúng ta đã chứng kiến phản ứng thị trường dữ dội. Động thái này không chỉ phản ánh cách tiếp cận chính sách tiền tệ mới của Fed mà còn có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh thị trường kéo dài, tiềm ẩn khả năng xáo trộn cục diện đối với USD.
Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Fed hạ lãi suất: Nỗ lực cuối cùng trước bờ vực suy thoái?

FOMC đã đáp ứng kỳ vọng của thị trường, nhưng các nhà đầu tư nên cẩn trọng với "món quà" này. Mặc dù nguy cơ lạm phát cao đang dịu bớt, rủi ro suy thoái bắt nguồn từ thị trường lao động lại đang gia tăng. Trong cả hai kịch bản, thị trường đang chuẩn bị cho một giai đoạn biến động mạnh kéo dài trong năm 2024.
Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ