AUD và NZD bị tác động bởi nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

AUD và NZD bị tác động bởi nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

18:05 09/07/2020

Tăng trưởng của Trung Quốc luôn là kim chỉ nam cho triển vọng của AUD và NZD.

  • Làm thế nào để giao dịch AUD và NZD dựa trên tăng tưởng kinh tế của Trung Quốc?
  • Mối quan hệ kinh tế, thương mại của Úc và New Zealand với Trung Quốc như thế nào?
  • Tại sao nền kinh tế của Úc và New Zealand lại gắn bó chặt chẽ với trung Quốc như vậy?

AUD và NZD đều có xu hướng tăng khi tâm lý thị trường trở nên tích cực và khi các nhà đầu tư cảm thấy lạc quan về triển vọng tăng trưởng của toàn cầu trong tương lai. Tuy nhiên, khi thị trường đang hưng phấn thì tăng trưởng của Trung Quốc là vấn đề cần đặc biệt chú ý. Bởi vì quốc gia này chính là "nguồn sống" cho hoạt động kinh tế của các quốc gia khác.

Trung Quốc nhập khẩu lượng hàng hóa rất lớn từ Úc và New Zealand.

Trung Quốc là quốc gia số một cho điểm đến xuất khẩu của các loại hàng hóa từ cả Úc và New Zealand, nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện về mối liên hệ của họ với triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc. Úc là nguồn cung về các loại kim khoáng sản, nguyên liệu, vật liệu như quặng sắt, than đá và khí thiên nhiên hóa lỏng cho ngành công nghiệp xây dựng khổng lồ của một nền kinh tế đang mở rộng như Trung Quốc.

Vị vậy, khi chúng ta nhìn thấy triển vọng tăng trưởng cho cường quốc số một tại châu Á này, thì nhu cầu về các mặt hàng tại Úc sẽ tăng lên, dẫn đến dòng tiền từ Trung Quốc đổ vào Úc cũng tăng mạnh và khiến cho đồng AUD có xu hướng tăng giá so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ. Úc chịu tác động rất lớn từ Trung Quốc vì 1/3 lượng hàng hóa của quốc gia này đều được xuất khẩu sang đại lục

Khối lượng xuất khẩu của Úc sang các quốc gia khác.

Nhưng không chỉ có một mình nước Úc. New Zealand cũng xuất khẩu số lượng lớn các mặt hàng như sữa, thịt, đặc biệt là thịt cừu và thị bò đến Trung Quốc. Nhu cầu mạnh mẽ cho các sản phẩm tương đối đắt đỏ này đến từ sự phát triển của Trung Quốc và từ tầng lớp thượng lưu tại đây. Nền kinh tế của Trung Quốc bùng nổ có nghĩa là người dân có điều kiện hơn, giới thượng lưu ngày một nhiều hơn, nhu cầu của họ và của Trung Quốc nói chung đối với thịt và sữa tăng lên sẽ khiến cho các nhà xuất khẩu của New Zealand được hưởng lợi. Điều này khiến dòng tiền từ Trung Quốc đổ vào New Zealand nhiều hơn và đẩy đồng NZD lên cao.

Khối lượng xuất khẩu của New Zealand sang các quốc gia khác.

Nhìn chung, 2 quốc gia này dễ bị tổn thương bởi những cú sốc từ bên ngoài hơn là các quốc gia phụ thuộc vào nhu cầu nội địa để tăng trưởng. NZD và AUD có xu hướng bị suy yếu cùng chiều với các tài sản nhạy cảm với tăng trưởng khác khi gặp phải những vấn đề rủi ro, hoặc khi nhu cầu cho xuất khẩu từ Úc và New Zealand sang Trung Quốc giảm sút.

Mối quan hệ giữa dữ liệu PMI sản xuất của Trung Quốc với AUD và NZD

Những ý chính cần nhớ cho cách giao dịch AUD và NZD

  • Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu tích cực sẽ khiến cho dòng tiền từ Trung Quốc đổ sang các quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhiều như New Zealand và Úc.
  • Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế kém, tăng trưởng toàn cầu bị đe dọa, thì dòng vốn sẽ chạy ra khỏi Úc và New Zealand từ đó khiến AUD và NZD chịu áp lực vì mối liên kết của các quốc gia này với Trung Quốc
  • Úc và New Zealand là các nền kinh tế xuất khẩu nguyên liệu thô rộng rãi. Vì vậy, các dữ liệu trong nước của họ là rất quan trọng để có thể giúp cho các nhà đầu tư đánh giá được triển vọng tăng trưởng toàn cầu.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ