Bản tin hàng hóa ngày 05/01: Lo ngại về thời tiết tiếp tục đẩy giá ngô và đậu tương tăng vọt

Bản tin hàng hóa ngày 05/01: Lo ngại về thời tiết tiếp tục đẩy giá ngô và đậu tương tăng vọt

14:39 05/01/2022

Thị trường hàng hóa được bao phủ bởi sắc xanh trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Giá ngô tăng vọt trước những lo ngại về thời tiết tại Nam Mỹ.

Bản tin hàng hóa ngày 05/01: Lo ngại về thời tiết tiếp tục đẩy giá ngô và đậu tương tăng vọt | Saigon Futures
Bản tin hàng hóa ngày 05/01: Lo ngại về thời tiết tiếp tục đẩy giá ngô và đậu tương tăng vọt | Saigon Futures

Thị trường hàng hóa được bao phủ bởi sắc xanh trong phiên giao dịch ngày hôm qua nhờ vào sự hỗ trợ bởi các tin tức về điều kiện thời tiết xấu đi tại khu vực Nam Mỹ, mà chủ yếu là do các tác động bởi khô hạn. Giá lúa mì cũng tăng mạnh cùng với đà tăng chung của nhóm nông sản bao gồm giá ngô và đậu tương. Trong ngày hôm qua, giá các hợp đồng tương lai dầu thô tiếp tục bứt phá khi OPEC+ quyết định giữ nguyên sản lượng dầu tăng thêm ở mức 400,000 thùng/ngày.

Một số tin tức chung đáng chú ý:

Tình hình thời tiết tại Brazil tiếp tục diễn biến xấu. Chính quyền bang Mato Grosso do Sul ngày hôm nay đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp do thiếu mưa ở bang này. Trước đó, bang Paraná và một vài đô thị ở Rio Grande du Sul cũng đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp do khô hạn, trong khi các đô thị ở Bahia lại tuyên bố tình trạng khẩn cấp do lũ lụt.

Theo báo cáo của các cơ quan nội địa, cho đến thời điểm hiện tại, Brazil vẫn sẽ ghi nhận sản lượng kỷ lục cho ngô và đậu tương trong niên vụ 2021/22 nhờ vào diện tích gieo trồng tăng cao. Sản lượng dự kiến theo CONAB là 142.8 triệu tấn cho đậu tương và 117.2 triệu tấn cho ngô, tăng lần lượt 4% và 34.6% so với cùng kỳ niên vụ trước.

Mưa ở hiện tại đã tác động làm hoãn dự định thu hoạch của đậu tương trong tháng 1 ở bang trồng đậu tương lớn nhất - Mato Grosso, tuy không sớm kỷ lục như dự kiến nhưng vẫn có thể đi theo kế hoạch lý tưởng mọi năm. Sản lượng dự kiến cho bang này là 38.1 triệu tấn cho đậu tương và 39.7 triệu tấn cho ngô, chạm mốc kỷ lục cho cả hai sản phẩm, tăng lần lượt 5.5% và 17.9% so với cùng kỳ năm trước.

Ở các bang miền Nam, khô hạn vẫn tiếp tục kéo dài, khiến cho sản lượng dự kiến ở các bang trồng đậu tương và ngô lớn là Rio Grande do Sul và Paraná sụt giảm. Sản lượng đậu tương ở bang Parana được ước tính lại đạt 18.4 triệu tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước trong khi ngô ước tính đạt 3.6 triệu tấn, giảm 14.2% so với ước tính trước đó.

Ngành công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục phát triển trong tháng 12. Cụ thể, chỉ số (PMI) chính thức của Trung Quốc, tính cho các nhà máy lớn và các nhà máy thuộc sở hữu của nhà nước, đã tăng lên 50.3 vào tháng trước từ mức 50.1 trong tháng 11. PMI sản xuất Caixin/Markit của Trung Quốc đã tăng lên 50.9 vào tháng 12, mức cao nhất kể từ tháng 6.

1. NHÓM NĂNG LƯỢNG

Bản tin hàng hóa ngày 05/01: Biểu đồ diễn biến giá dầu thô

OPEC+ đã quyết định tiếp tục duy trì mức nâng sản lượng 400,000 thùng/ngày trong tháng 2 vào cuộc họp ngày thứ 3 (4/1). Tuy nhiên, giá dầu thô vẫn tăng mạnh mẽ nhờ vào mức cắt thặng dư xuống 1.4 triệu thùng từ mức 1.7 triệu thùng/ngày cho năm 2022 vào cuộc họp JMMC trước đó, trước ước tính năng suất kém hơn từ các nước đối thủ.

Đánh giá: Tích cực

2. ĐƯỜNG

Bản tin hàng hóa ngày 05/01: Biểu đồ diễn biến giá đường

Ai cập là nước tiêu thụ đường top 10 thế giới. Trung bình mỗi năm tiêu thụ tầm 3-3.4 triệu tấn đường. Quốc gia này đã đạt được vị trí xuất sắc trong việc đáp ứng 87% nhu cầu trong nước. Sản lượng đường ở Ai Cập được cải thiện và có đủ lượng dự trữ đủ dùng trong ba tháng.

Đánh giá: Tiêu cực

3. ĐẬU TƯƠNG

Bản tin hàng hóa ngày 05/01: Biểu đồ diễn biến giá đậu tương

Dữ liệu của USDA đưa ra vào cuối ngày thứ Hai cho thấy sản lượng ép đậu tương của Mỹ trong tháng 11 giảm 4% so với tháng trước, đạt 5.17 triệu tấn (190.5 triệu giạ). Con số này thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường (các nhà đầu tư dự đoán sản lượng đạt 5.22 triệu tấn hay 191.8 triệu giạ). Theo thông tin từ USDA, lượng dầu đậu nành thô của Mỹ tháng 11 vừa rồi đạt 2.25 tỉ pound (khoảng 1.02 triệu tấn), giảm 4% so với tháng trước nhưng tăng 2% so với cùng kì năm ngoái.

Bất chấp tình hình khô hạn, Brazil đã xuất khẩu 2.7 triệu tấn đậu tương trong tháng 12, gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2020. Tính cả năm 2021, Brazil đã xuất khẩu 86.1 triệu tấn đậu tương, đây là mức xuất khẩu kỷ lục của quốc gia này và cao hơn năm ngoái 3 triệu tấn.

Xuất khẩu khô đậu tương của Brazil trong tháng 12 cũng tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.8 triệu tấn. Tính cả năm 2021, lượng khô đậu tương mà Brazil đã xuất khẩu đạt 17.3 triệu tấn, cao hơn con số của năm 2020.

Đánh giá: Tích cực

4. LÚA MÌ

Bản tin hàng hóa ngày 05/01: Biểu đồ diễn biến giá lúa mì

Tương tự ngô, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã gia hạn chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với lúa mì đến hết ngày 31/12/2022. Trước đó, lúa mì phải chịu thuế 45% khi nhập khẩu vào quốc gia này. Theo thông tin từ USDA, sản lượng lúa mì của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giảm 11% xuống mức 16.25 triệu tấn. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ hiện là quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn thứ ba, chiếm khoảng 5% tổng nhập khẩu thế giới.

Điều kiện cây trồng của lúa mì HRW giảm trong tháng 12. Cụ thể, xếp hạng từ “tốt” đến “xuất sắc” cho lúa mì HRW giảm 29 điểm ở Kansas, 28 điểm ở Oklahoma, 13 điểm ở Colorado và 25 điểm ở Bebraska, trong khi tăng 2 điểm ở Nam Dakota và 5 điểm ở Montana trong tháng qua. Nhà sản xuất lúa mì SRW lớn nhất bang Illinois cũng đã thông báo giảm 4 điểm trong xếp hạng từ “tốt” đến “xuất sắc”.

Đánh giá: Tiêu cực

5. NGÔ

Bản tin hàng hóa ngày 05/01: Biểu đồ diễn biến giá ngô

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã gia hạn chính sách miễn thuế nhập khẩu cho ngô đến hết ngày 31/12 năm 2022. Động thái này đã được dự báo trước do chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trước đó thông báo rằng chính sách miễn thuế kéo dài đến hết ngày 31/12/2021, sau đó gia hạn thêm đến 31/3/2022. Trước khi được miễn thuế, ngô phải chịu 25% thuế nhập khẩu khi vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Tình hình thời tiết khô hạn ở Nam Mỹ tiếp tục khiến các nhà phân tích tỏ ra bi quan về việc sản xuất ở vùng này. Cụ thể, sản lượng ngô dự tính của Brazil giảm 1 triệu tấn so với dự báo trước đó, xuống mức 113 triệu tấn. Trong tháng 12, xuất khẩu ngô của Brazil trong tháng 12 giảm 32% so với năm ngoái, đạt 3.4 triệu tấn. Tính cả năm 2021, Brazil đã xuất khẩu 20.4 triệu tấn ngô, thấp hơn năm ngoái 10 triệu tấn.

Đánh giá: Tích cực

6. DẦU CỌ

Mưa lớn và lũ lụt tại 7 bang ở Malaysia đang gây ảnh hưởng lớn đến việc thu hoạch và vận chuyển dầu cọ ở quốc gia này. Cụ thể, kể từ ngày 15/12, chi phí giao dầu cọ thô nội địa của Malaysia đã tăng 8% lên mức 5,232.5 MR/tấn (khoảng 1,251.5 $ Mỹ), theo thông tin từ uỷ ban dầu cọ Malaysia (MPOB)

Hiệp hội xay xát dầu cọ bán đảo phía Nam (SPPOMA) dự báo rằng sản lượng dầu cọ của Malaysia tháng 12 sẽ giảm 8.5% so với mức 1.64 triệu tấn của tháng 11, trong khi phần lớn các nhà đầu tư cho rằng ảnh hưởng của mưa lớn và lũ lụt sẽ làm sản lượng của quốc gia này giảm từ 10-13%.

Đánh giá: Tiêu cực


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ