Bản tin hàng hóa ngày 07/02: Ngày đầu tiên Trung Quốc trở lại giao dịch, thị trường phủ sắc xanh
Thị trường hàng hóa trong cuối tuần qua có phiên giao dịch hưng phấn khi mọi mặt hàng trên thị trường phủ sắc xanh dẫn đầu là dầu thô. Thời tiết khô hạn ở Nam Mỹ khiến sản lượng đậu tương bị cắt giảm điều này hỗ trợ tốt cho giá.
Thị trường hàng hóa trong cuối tuần qua có phiên giao dịch hưng phấn khi mọi mặt hàng trên thị trường phủ sắc xanh dẫn đầu là dầu thô. Thời tiết khô hạn ở Nam Mỹ khiến sản lượng đậu tương bị cắt giảm điều này hỗ trợ tốt cho giá. Giá ngô được hỗ trợ nhiều bởi yếu tố căng thẳng Nga – Ukraine và kỳ vọng Trung Quốc đặt đơn mua ngô trở lại sau lễ. Câu chuyện tại khu vực Biển Đen vẫn được các nhà đầu tư lúa mì theo dõi sát sao, khô hạn tại khu vực trồng lúa mì vụ động của Mỹ 2022/23 đang hỗ trợ tốt cho giá. Giá dầu thô tăng mạnh do gián đoạn nguồn cung bởi thời tiết khắc nghiệt của Hoa Kỳ và bất ổn chính trị đang diễn ra giữa các nước sản xuất lớn trên thế giới. Giá đường về mặt cơ bản cũng đang có những yếu tố không hỗ trợ cho một thị trường tăng giá, nhưng giá dầu tăng cao đã thúc đẩy giá đường tăng trong ngắn hạn.
Một số tin tức chung đáng chú ý:
- Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau. Chỉ vài giờ trước khi Thế vận hội Bắc Kinh được khai mạc hai quốc gia đã có những tuyên bố chung trong việc chống lại phương Tây, đặc biệt là chống lại sự mở rộng tầm ảnh hưởng của NATO.
- Tổng thống Joe Biden cho biết các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga nếu như Moscow xâm lược Ukraine sẽ không có tác động quá mạnh đến nền kinh tế của Nga. Nga đã có 8 năm để chuẩn bị dự trữ ngoại tệ và giảm nợ nước ngoài. Ngoài ra, giá dầu đang tăng cao cũng sẽ là yếu tố giảm thiểu các thiệt hại đối với nền kinh tế.
- Ấn Độ cho biết đang đàm phán với Nga để mua 1 triệu tấn phân DAP và Kali cùng với 800,000 tấn các chất dinh dưỡng hỗn hợp khác
- Số lượng việc làm phi nông nghiệp Mỹ trong tháng 1 tăng 467,000 việc làm, vượt xa kỳ vọng thị trường. Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ 4%, cao hơn so với tháng 12 là 0.1%.
- Sự biến động dữ dội của cổ phiếu và lợi tức trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ tăng mạnh trong tuần trước. Thị trường đang tiếp tục theo dõi các chỉ số kinh tế để đánh giá tốc độ tăng lãi suất của Fed sắp tới. Tiêu điểm cho tuần này sẽ là dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ. Tuần qua đã kết thúc với sự gia tăng của lợi tức trái phiếu chính phủ lên mức cao nhất trong hơn hai năm. Lợi tức trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm, đã tăng khoảng 40 điểm cơ bản vào năm 2022 lên hơn 1.9% khi các nhà đầu tư cho rằng cần ít nhất 5 lần để Fed tăng lãi suất trong năm nay.
1. NHÓM NĂNG LƯỢNG
Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong bảy năm vào thứ Sáu, do lo ngại liên tục về gián đoạn nguồn cung do thời tiết khắc nghiệt của Hoa Kỳ và bất ổn chính trị đang diễn ra giữa các nước sản xuất lớn trên thế giới. Các nhà phân tích chiến lược cho biết giá dầu thô đã tăng khoảng 20% trong năm nay, có khả năng vượt 100 USD/thùng do nhu cầu toàn cầu tăng mạnh.
Giá dầu tăng nhanh bất chấp việc các giàn khoan dầu mới của Mỹ tiếp tục tăng lên trong tuần vừa qua. Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết số lượng giàn khoan dầu và khí đốt, đã tăng 3 lên 613 trong tuần tính đến ngày 4 tháng 2, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020. Các giàn khoan dầu của Hoa Kỳ đã tăng hai lên 497 giàn trong tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020, trong khi các giàn khoan khí đốt tăng một lên 116, mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2020.
Đánh giá: Tích cực
2. ĐƯỜNG
Các nhà máy đường ở bang Maharashtra tại Ấn Độ đang hoạt động trơn tru trong mùa ép mía đang diễn ra. Có tổng số 197 nhà máy đường đang hoạt động trong tiểu bang. Các nhà máy tính đến ngày 3 tháng 2 đã sản xuất 755.16 vạn tạ đường bằng cách ép 748.85 vạn tấn mía với tỷ lệ thu hồi là 10.08%.
Đánh giá: Tiêu cực
3. ĐẬU TƯƠNG
Yếu tố khô hạn tại Nam Mỹ là yếu tố neo giá ở mức cao. Trong tuần trước, Sở giao dịch Ngũ cốc Argentina đã cắt giảm ước tính sản lượng đậu tương vụ 2021/22 của nước này xuống 42 triệu tấn từ mức 44 triệu tấn ước tính trước đó. Nông dân tại trung nam của Mato Grosso (Brazil) đang lo lắng tình trạng sâu bọ và dịch bệnh có thể tác động xấu đến đậu tương khi do khu vực này mưa qua nhiều, thiếu ánh nắng mặt trời trong tháng 11, 12 và đầu tháng 1/2022. Chủ tịch của Liên minh Nông thôn Sorriso, Silvano Felipetto tại bang này ước tính sản lượng đạt 1.9 triệu tấn, giảm 200,000 tấn (tương đương giảm 10%) so với kỳ vọng bang đầu.
Các bang khác thì có diễn biến tích cực hơn, báo cáo từ cơ quan nhà nước Emater/RS-Ascar cho thấy việc gieo hạt đậu tương ở bang Rio Grande do Sul, miền nam Brazil, đạt 99% trong tuần kết thúc vào ngày 27/1. Lượng mưa tích lũy thấp ở tất cả các khu vực của bang, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng bằng cách tăng độ ẩm của đất trong bối cảnh nhiệt độ cao giảm xuống. Diện tích gieo sạ dự kiến đạt 6.3 triệu ha, tăng 3.6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản lượng dự kiến đạt 19.9 triệu tấn, giảm 2.3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đánh giá: Tích cực
4. LÚA MÌ
Giá lúa mì trên toàn thế giới giảm trong tuần kết thúc vào cuối tuần trước trong bối cảnh nhu cầu mua suy yếu, và tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine có nhiều diễn biến tích cực hơn. Trong khi đó, lúa mì của Mỹ vẫn thể hiện sự yếu thế trên thị trường thế giới, được phản ánh qua số liệu xuất khẩu sụt giảm của Mỹ và mức tăng cao của Úc. Trong tháng 12, Úc đã xuất khẩu tổng cộng là 2.2 triệu tấn lúa mì, tăng đến 37% so với tháng trước và chỉ thấp hơn 300,000 tấn mức kỷ lục của năm trước. Trung Quốc vẫn là quốc gia thống trị các lô hàng xuất khẩu của Úc trong tháng 12 với 714,842 tấn (chiếm 32%). Còn tại Canada, mức xuất khẩu trong tuần ngày 30 tháng 1 tăng đến 60% so với tuần trước đó, tuy nhiên thì tổng lượng xuất khẩu tích lũy từ đầu năm đạt 5.82 triệu tấn, giảm 42% so với cùng kỳ năm trước. Mức thuế xuất khẩu lúa mì Nga cũng giảm 70 cents so với tuần trước xuống còn 93.2 USD/tấn cho tuần từ 9 đến 15 tháng 2.
Đánh giá: Tiêu cực
5. NGÔ
Theo Emater, vụ thu hoạch ngô đầu tiên của Brazil đã hoàn thành 42%, tăng 8 điểm phần trăm so với tuần trước và tăng từ 35% diện tích thu hoạch cùng thời điểm năm ngoái. Những trận mưa xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 1 cho phép tiếp tục việc gieo sạ. Cơ quan này giữ nguyên ước tính sản lượng không đổi ở mức 6.1 triệu tấn, tăng 39.2% so với năm ngoái. Diện tích dự kiến đạt 834,000 ha, cao hơn 6.9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thị trường thế giới, ghi nhận các đơn đặt hàng mua ngô từ Hàn Quốc trong các phiên giao dịch cuối tuần. KFA của Hàn Quốc đặt mua 63,000 tấn ngô. Mặt khác, Trung Quốc trong tuần qua huỷ 380,000 tấn ngô trong các đơn hàng tư nhân.
Đánh giá: Tiêu cực
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
- Hotline: 0286 686 0068
- Website: https://saigonfutures.com/
- Fanpage: Saigon Futures Inc.