Bản tin hàng hóa ngày 13/01: Nhóm nông sản chịu áp lực bán mạnh sau hai báo cáo từ USDA
Nhóm nông sản chịu tác động trái chiều từ báo cáo WASDE tháng 1 năm 2022 và báo cáo Tồn kho ngũ cốc quý 4. Giá đậu tương tăng mạnh khi sản lượng đậu tương tại Nam Mỹ mà đặc biệt là Brazil bị cắt giảm đáng kể so với báo cáo trước.
Giá dầu thô tiếp tục có phiên giao dịch ấn tượng trong ngày hôm qua với các thông tin hỗ trợ từ Báo cáo Năng lượng Ngắn hạn và Báo cáo Tồn kho năng lượng hàng tuần từ EIA. Giá đường mặc dù nhiều thông tin cơ bản xuất hiện trên thị trường là không hỗ trợ cho giá nhưng giá dầu chính là động lực thúc đẩy giá đường tăng cao. Nhóm nông sản chịu tác động trái chiều từ báo cáo WASDE tháng 1 năm 2022 và báo cáo Tồn kho ngũ cốc quý 4. Giá đậu tương tăng mạnh khi sản lượng đậu tương tại Nam Mỹ mà đặc biệt là Brazil bị cắt giảm đáng kể so với báo cáo trước. Trong khi đó giá lúa mì chịu áp lực bán lớn khi mức tồn kho trong vụ 2021/22 cả Mỹ và toàn cầu đều được điều chỉnh tăng so với ước tính trong báo cáo trước.
Một số tin tức chung đáng chú ý:
- Chủ tịch James Bullard của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis cho biết ngân hàng trung ương Mỹ sẽ cần phải mạnh tay hơn trong việc tăng lãi suất trong năm nay để ngăn chặn sự gia tăng lạm phát, trong bối cảnh thị trường việc làm có thể chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 3% vào cuối năm. Ông phát biểu ngay sau khi công bố dữ liệu của chính phủ cho thấy mức tăng lớn nhất trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) kể từ 1982, với chỉ số tăng 7% trong tháng 12. Ông cũng nhấn mạnh quan điểm của mình về việc kiểm soát lạm phát theo cách không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, và đưa lạm phát quay trở lại mức trung bình là 2% trong trung hạn. Trong khi gần đây, ông tin rằng Fed sẽ cần tăng lãi suất ba lần trong năm nay, ông đã phát biểu rằng: “Tôi thực sự nghĩ rằng chúng ta có thể nên tăng bốn lần vào năm 2022.” Ông tin rằng Fed sẽ cần bắt đầu tăng lãi suất từ tháng 3 năm nay. Điều đó sẽ cung cấp cho Fed thời gian sớm hơn để đánh giá dữ liệu và điều chỉnh chính sách tiền tệ một cách thích hợp.
- Khi lãi suất thấp, các nhà đầu tư có xu hướng mua các tài sản rủi ro như cổ phiếu để tạo ra lợi nhuận. Khi lạm phát tăng nhanh và các nhà hoạch định chính sách tăng tỷ giá, giá trị thu nhập trong tương lai của các công ty giảm xuống và các nhà đầu tư sẽ bắt đầu lựa chọn các khoản đầu tư thay thế khác. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến các cổ phiếu công nghệ vì ước tính tăng trưởng từ doanh thu tương lai phải được chiết khấu về thời điểm hiện tại và cơ cấu vốn của các công ty sử dụng đòn bẩy rất nhiều. Nasdaq Composite giảm 2.9% cho đến nay vào năm 2022, trong khi S&P 500 giảm 0.8%
1. NHÓM NĂNG LƯỢNG
Trong ngày hôm qua giá dầu thô được hỗ trợ khá mạnh mẽ từ các thông tin mà Cục Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố. Đầu tiên báo cáo Năng lượng Ngắn hạn của Mỹ cho thấy số liệu tháng 1 ước tính tiêu thụ trung bình toàn cầu năm 2022 là 99.45 triệu thùng/ngày, 100.07 triệu thùng/ngày, 101.15 triệu thùng/ngày, 101.29 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng 12 (lần lượt Q1 đến Q4) . Đồng thời, ước tính sản lượng toàn cầu năm 2022 trong báo cáo tháng 1 cũng giảm nhẹ, còn 99.43 triệu thùng/ngày, 100.78 triệu thùng/ngày, 101.87 triệu thùng/ngày, 102.10 triệu thùng/ngày (lần lượt Q1 đến Q4), từ mức 99.58 triệu thùng/ngày, 100.73 triệu thùng/ngày, 101.56 triệu thùng/ngày, 101.84 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng 12 (lần lượt Q1 đến Q4). Điều này cho thấy, trong dài hạn năm 2022, giá dầu vẫn còn có thể có dư địa tăng trưởng.
Báo cáo tồn kho năng lượng hàng tuần từ EIA cũng ủng hộ cho một xu thế tăng mạnh. Báo cáo tồn kho dầu thô thương mại Mỹ công bố ngày hôm qua ghi nhận đạt 413.3 triệu thùng, thấp hơn so với tuần trước 4.5 triệu thùng.
Đánh giá: Tích cực
2. ĐƯỜNG
Công ty tư vấn đường CovrigAnalytics cho biết Trung Quốc có thể sẽ chưa thu mua vội đường trên thế giới bất chấp việc giá các hợp đồng tương lai đường đã giảm mạnh trong giai đoạn gần đây. Nguyên nhân là do sản lượng đường nước này đã tăng lên đáng kể và dự kiến có thể đạt đỉnh vào cuối tháng 1. Mặt khác giá cước vận tải biển còn cao cũng là yếu tố khiến quốc gia này cân nhắc trong việc thu mua đường. Công ty này cho biết trong vụ đường 2020/21 diễn ra từ tháng 10 năm 2020 cho đến tháng 9 năm 2021, Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều hơn mức cần thiết là 2.2 triệu tấn. Trung Quốc hiện tại được biết là một trong 3 nhà nhập khẩu đường lớn nhất thế giới cùng với Indonesia và Mỹ.
Trong ngày hôm qua Báo cáo Cung cầu mùa vụ thế giới WASDE tháng 1 công bố đã nâng sản lượng đường của Mỹ 2021/22 lên 9.39 triệu short tấn, cao hơn so với vụ trước là 9.24 triệu short tấn. USDA cũng ước tính nhập khẩu đường Mỹ ở mức 3.02 triệu short tấn, thấp hơn so với con số 3.08 triệu short tấn tháng trước. Tồn kho cuối vụ dự kiến ở mức 1.77 triệu short tấn, cao hơn so với 1.68 triệu short tấn ước tính trong tháng trước.
Đánh giá: Tiêu cực
3. ĐẬU TƯƠNG
Trọng điểm nhóm nông sản trong phiên giao dịch ngày hôm qua là báo cáo Cung cầu mùa vụ thế giới và báo cáo Tồn kho ngũ cốc. Như dự kiến, USDA lưu ý việc giảm tiềm năng sản lượng ở Nam Mỹ. Ở Argentina, WASDE tháng 1 đã dự báo việc giảm 111 triệu giạ, với ước tính mới là 1.708 tỷ giạ (tương đương 46.5 triệu tấn). Tại Brazil, mức giảm tổng cộng là 184 triệu giạ, giảm xuống còn 5.107 tỷ giạ (tương đương 139 triệu tấn). Ngoài ra, Hiệp hội hạt có dầu Brazil, Abiove, cũng đã giảm ước tính sản lượng đậu tương năm 2021/22 của đất nước tương tự như báo cáo WASDE. Con số này vẫn cao hơn những ước tính gần đây nhất và sẽ là một thu hoạch kỷ lục. Trong vụ 2020/2021 trước, USDA ước tính thu hoạch của Brazil là 138 triệu tấn.
Báo cáo tồn kho nông sản Mỹ diễn ra với kịch bản đúng dự các nhà phân tích trên thị trường dự báo, tồn kho đậu tương Mỹ quý 4 cao hơn so với tồn kho cùng kỳ năm 2020.
Tại Argentina, Hiệp hội xuất khẩu ngũ cốc Ciara-CEC của nước này đưa ra cảnh báo rằng làn sóng Covid-19 mới có thể ảnh hưởng đến hoạt động các cảng, đồng thời có đến 25% nhân viên tại các nhà máy ép dầu của nước này đang nhiễm bệnh hoặc tự cách ly. Nếu tình trạng vẫn tiếp tục kéo dài có thể mang lại tác động tích cực lên mảng xuất khẩu nông sản của Mỹ và hỗ trợ cho giá.
Đánh giá: Tích cực
4. LÚA MÌ
USDA đã hạ ước tính xuất khẩu lúa mì mùa vụ 2021/22 xuống 15 triệu giạ, xuống còn 825 triệu giạ do việc giảm xuất khẩu lúa mì đỏ cứng mùa đông. Cơ quan này lưu ý việc bán và vận chuyển lúa mì tiếp tục chậm chạp do lúa mì Mỹ vẫn thiếu khả năng cạnh tranh ở một số thị trường. Tồn kho cuối kỳ của Mỹ được dự kiến tăng cao hơn 30 triệu giạ, lên 628 triệu giạ (tương đương 17.09 triệu tấn). Con số này vẫn giảm 26% so với một năm trước và ở mức thấp nhất kể từ 2013/14.
USDA dự báo xuất khẩu cho Nga được giảm đi 1 triệu tấn xuống còn 35 triệu tấn. Đồng thời, tồn kho toàn cầu được nâng lên 279.95 triệu tấn từ mức 278.18 của tháng 12. Có thể thấy, dự báo sản lượng cao hơn (ở mức 778.60 triệu tấn) và nhu cầu tiêu thụ thấp hơn (ở mức 787.47 triệu tấn) đã tạo sức ép cản trở khả năng tăng giá của lúa mì.
Ngoài ra, Văn phòng nông trại Pháp FranceAgriMer đã giảm nhẹ ước tính xuất khẩu lúa mì mềm bên ngoài Liên minh châu Âu xuống còn 330.7 triệu giạ. Ước tính xuất khẩu lúa mì mềm trong EU cũng giảm nhẹ, còn 282.9 triệu giạ. Pháp dẫn đầu châu Âu về cả sản lượng và xuất khẩu lúa mì.
Đánh giá: Tiêu cực
5. NGÔ
Báo cáo Ước tính Cung Cầu Thế giới (WASDE) được USDA đưa ra cho tháng 1 dự báo sản lượng ngô toàn cầu cho vụ 2021/2022 sẽ đạt 1,206.96 triệu tấn, giảm từ mức 1,208.73 của ước tính tháng 12, và cao hơn mức ước tính là 1,122.83 của vụ 2020/2021.
Trong đó, USDA đã nâng ước tính sản lượng ngô năm 2021 của mình tại Mỹ thêm 53 triệu giạ vì diện tích thu hoạch được tăng thêm 300,000 mẫu Anh lên 85.4 triệu mẫu, với tổng số mới là 15.115 tỷ giạ (tương đương 383.94 triệu tấn). Các nhà phân tích trước đó mong đợi một mức tăng nhỏ hơn, với ước tính thương mại trung bình là 15.069 tỷ giạ. Ước tính năng suất không thay đổi, ở mức 177.0 giạ/mẫu Anh.
Đối với Argentina, báo cáo WASDE cho biết rằng tình trạng khô hạn trong tháng 12 đã làm giảm triển vọng năng suất đối với ngô trồng sớm ở các khu vực trồng trọt trọng điểm. Tuy nhiên do sự gia tăng diện tích trồng muộn, phần lớn giai đoạn quan trọng của mùa trồng trọt nằm trong những tháng sắp tới. Ước tính sản lượng từ Argentina được USDA giảm xuống 54 triệu tấn từ mức 54.5 triệu. Ngoài ra, ước tính sản lượng của Brazil cũng bị giảm xuống mức 115 triệu tấn từ mức 118 triệu phản ánh kỳ vọng giảm năng suất đối với ngô vụ đầu tiên ở miền nam Brazil do tình trạng khô hạn.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã giảm ước tính tiêu thụ ngô cho năm 2021/22 xuống còn 11.326 tỷ giạ (tương đương 288 triệu giạ), do nhu cầu thấp hơn trong sử dụng công nghiệp và lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Điều này chưa được phản ánh trên báo cáo WASDE. USDA dự báo tiêu thụ của Trung Quốc cho mùa vụ hiện nay là 294 triệu tấn.
Đánh giá: Tiêu cực
Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
- Hotline: 0286 686 0068
- Website: https://saigonfutures.com/
- Fanpage: Saigon Futures Inc.