Bản tin hàng hóa ngày 20/01: Xung đột Ukraina và Nga đẩy giá lúa mì tăng vọt

Bản tin hàng hóa ngày 20/01: Xung đột Ukraina và Nga đẩy giá lúa mì tăng vọt

11:16 20/01/2022

Giá lúa mì được hỗ trợ mạnh mẽ bởi xung đột leo thang Nga – Ukraina. Mặt khác các tin đồn về việc Trung Quốc tăng cường thu mua đậu tương và ngô từ Mỹ khiến giá hai mặt hàng này tăng mạnh.

Xung đột Ukraina và Nga đẩy giá lúa mì tăng vọt
Xung đột Ukraina và Nga đẩy giá lúa mì tăng vọt

Thị trường hàng hóa trong phiên ngày hôm qua tăng mạnh. Vòng xoáy căng thẳng chính trị leo thang đã đẩy giá hàng hóa tăng cao. Giá lúa mì được hỗ trợ mạnh mẽ bởi xung đột leo thang Nga – Ukraina. Mặt khác các tin đồn về việc Trung Quốc tăng cường thu mua đậu tương và ngô từ Mỹ khiến giá hai mặt hàng này tăng mạnh. Xung đột Nga - Ukraine và xu đột tại khu vực Trung Đông còn hỗ trợ cho giá dầu thô tăng cao. Giá đường tiếp tục được hỗ trợ tăng bởi giá dầu.

Một số tin tức chung đáng chú ý:

Các nhà đầu tư đã tăng cường kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong những tháng tới, rút bỏ một trụ cột hỗ trợ cho thị trường. Lo ngại về việc Fed tăng lãi suất mạnh tay hơn đã tăng khi bằng chứng cho thấy lạm phát đã lan rộng hơn so với góc nhìn về việc lạm phát tạm thời do tắc nghẽn chuỗi cung ứng trước đó. Lạm phát đã thúc đẩy sự tăng giá trên hầu hết các lĩnh vực tiêu dùng trong 2021. Điều đó đã dẫn đến những biến động lớn, khiến nhiều cổ phiếu giảm giá và khiến các nhà quản lý tài sản phải tái cơ cấu doanh mục trong thời gian qua. Ngoài ra, cũng có những dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư cá nhân - lực lượng quan trọng đằng sau sự tăng giá của thị trường chứng khoán năm 2021 - đang hạ nhiệt về nhóm công nghệ, theo các nhà phân tích tại Vanda Research. Các nhà đầu tư cá nhân đã mua cổ phiếu của các công ty tài chính và năng lượng, trong khi việc mua cổ phiếu theo chu kỳ công nghệ của họ như Advanced Micro Devices (ADM) và Nvidia (NVDA) đang giảm dần. Trong tuần tới, các nhà đầu tư sẽ phân tích thu nhập từ các công ty công nghệ lớn bao gồm Netflix và Microsoft để xác định triển vọng cho nhóm công nghệ vào nằm 2022.

Ở Châu Âu, lợi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm đã tăng cao tới 0.021% vào thứ Tư sau khi giao dịch ở mức âm trong hơn 30 tháng, kể từ năm 2019. Trái phiếu chính phủ của Đức thường được coi là đại diện cho lãi suất phi rủi ro của Châu Âu và được thì trường theo dõi chặt chẽ. Điều này cho thấy thị trường đang báo hiệu kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể phải đi theo Fed và thắt chặt chính sách tiền tệ trong những tháng tới để đối phó với lạm phát.

1. NHÓM NĂNG LƯỢNG

Diễn biến giá dầu thô - Saigon Futures

Các quan chức Thổ Nhi Kỳ cho biết dòng chảy dầu thô qua đường ống Kirkuk-Ceyhan đã tiếp tục trở lại vào hôm thứ Tư sau khi nó bị tạm dừng vào hôm thứ Ba do một vụ nổ gần đường ống dẫn dầu ở tỉnh Kahramanmaras, miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Một nguồn tin an ninh cấp cao cho biết vụ nổ gây ra đám cháy trên đường ống là do một cột điện bị ngã, không phải do tấn công.

OPEC+ đang gặp khó khăn đạt được mục tiêu tăng sản lượng hàng tháng là 400,000 thùng/ngày trong thời gian qua. Tình trạng gián đoạn ở Libya, Ecuador và Kazakhstan, cùng với các dự báo thấp hơn từ Mỹ, Nga và Brazil, cùng nhau dẫn đến nguồn cung thấp hơn 1 triệu thùng/ngày trong tháng này so với dự báo trước đó. Trước đó, Các quan chức OPEC và các nhà phân tích nói rằng một đợt phục hồi giá dầu có thể tiếp tục trong vài tháng tới và giá có thể lên tới 100 USD/thùng do nhu cầu phục hồi bất chấp sự lan rộng của Omicron.

Đánh giá: Tích cực

2. ĐƯỜNG

Diễn biến giá đường

StoneX cho biết cán cân cung cầu đường toàn cầu sẽ tiếp tục xấu đi trong niên vụ 2021/22 do sản lượng tại Trung Quốc thấp đi. Trong vụ 2021/22 sẽ tiếp tục chứng kiến năm thứ 3 mà nhu cầu tiêu thụ vượt mức sản lượng sản xuất đường. Nguồn cung ước tính thiếu hụt là 1.9 triệu tấn, nâng 0.1 triệu tấn so với các ước tính được đưa ra vào tháng 11 là 1.8 triệu tấn.

StoneX cũng cắt giảm ước tính sản lượng đường của Trung Quốc khoảng 300 nghìn tấn xuống còn 10 triệu tấn trong năm 2021/22, thấp hơn 6.3% so với vụ trước. Sự xuất hiện băng giá tại tỉnh Quảng Tây – khu vực sản xuất đường hàng đầu của Trung Quốc đã gây áp lực lên nguồn cung đất nước. Chưa kể, diện tích gieo trồng của khu vực này còn được dùng để chuyển đổi sang các loại cây khác. Trong khi đó, tổ chức tư vấn này giữ nguyên sản lượng đường của Thái Lan và Ấn Độ ở mức lần lượt là 10.7 triệu tấn và 31.5 triệu tấn do họ có được một giai đoạn thu hoạch tốt trong năm nay.

Đánh giá: Tích cực

3. ĐẬU TƯƠNG

Diễn biến giá đậu tương

Đầu tuần này, NOPA đã báo cáo mức nghiền đậu tương Mỹ vào tháng 12 đạt mức kỷ lục là 186.4 triệu giạ, vượt qua ước tính thương mại. Các công ty nghiền đậu Trung Quốc đang hướng nhiều về phía Brazil để đáp ứng nhu cầu còn lại của họ trong tháng Hai và tháng Ba. Trung Quốc ước tính đã mua được 95% trở lên đối với nhu cầu nhập khẩu đậu tương trong tháng Giêng và tháng Hai. Tiến độ mua cho nhu cầu tháng 3 được cho là đã tăng từ khoảng 50% tính từ cuối năm ngoái lên 71% vào thời điểm hiện tại. Một điểm cần thận trọng có thể là đầu tháng 1 các lô hàng từ Brazil có thể lớn hơn 200 triệu giạ so với năm ngoái do vụ thu hoạch sớm. Thị trường sẽ theo dõi doanh số bán hàng của Mỹ trong thời gian tới để xác nhận mức độ lo ngại của người tiêu dùng về ước tính sản lượng thấp hơn ở Nam Mỹ. Tùy viên USDA tại Brazil đã hạ ước tính sản lượng đậu tương của nước này xuống 136 triệu tấn, do thời tiết trái ngược ở nhiều vùng khác nhau làm giảm triển vọng cho một vụ mùa kỷ lục. Con số này thấp hơn 3 triệu tấn so với trong báo cáo WASDE tháng 1.

Bang trồng đậu tương hàng đầu Brazil – Mato Grosso ghi nhận mức bán hàng đậu tương 20/21 đạt 98.83% sản lượng tăng 0.45 điểm % so với cùng kỳ tháng trước. Đối với niên vụ 21/22, mức bán hàng đạt 50.5%, tăng 4 điểm phần trăm so với tuần trước nhưng thấp hơn hẳn so với mức 68.5% sản lượng mà Brazil bán được trong cùng kỳ mùa vụ 20/21 và thấp hơn cả trung bình 5 năm là 53.3%. Sản lượng dự kiến cho niên vụ 21/22 của bang này là 38 triệu tấn. Việc tốc độ bán hàng chậm lại của Brazil có thể phần nào phản ánh sụt giảm trong sản lượng nội địa do thời tiết, thúc đẩy doanh số bán hàng của Mỹ.

Đánh giá: Tích cực

4. LÚA MÌ

Diễn biến giá lúa mì

Giá lúa mì chứng kiến chuỗi phiên tăng mạnh thứ khi căng thẳng giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine tiếp tục leo thang. Các xung đột về quân sự tại đây có thể sẽ đem đến sự hỗ trợ lớn cho giá lúa mì Mỹ. Việc tắc nghẽn xuất khẩu tại khu vực xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới sẽ thúc đẩy tăng cường thu mua từ các khu vực khác bao gồm lúa mì Mỹ. Tại Mỹ, thời tiết khô hạn tiếp diễn ở các vùng đồng bằng của Mỹ khi một khối không khí lạnh đang di chuyển khắp vùng Trung Tây. Thị trường cũng xuất hiện các tin đồn về việc Trung Quốc đặt mua từ 10-15 tàu (được vận chuyển sau tháng 4) lúa mì từ Úc.

Đánh giá: Tích cực

5. NGÔ

Diễn biến giá ngô - Saigon Futures

Về phía Nam Mỹ, Brazil dự kiến ​​sẽ thu hoạch 2.6 triệu tấn ngô vào tháng Giêng, gấp hơn 3 lần một số dự báo thương mại trước đó. Mặc dù vụ mùa safrinha (vụ thứ hai) của nước này bị ảnh hưởng bởi hạn hán diễn ra trong tháng qua, sản lượng dự kiến này vẫn sẽ cao hơn 250 nghìn tấn so với tháng 1 năm ngoái. Ở Argentina, mặc dù triển vọng mưa đã được cải thiện, nước này vẫn tiếp tục cần nhận được thêm các đợt mưa trong thời gian tới để đảm bảo điều kiện phát triển cho giai đoạn cuối của các cây trồng. Dự báo từ NOAA cho thấy điều kiện khô hạn đến nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến miền bắc Argentina, miền nam Brazil và Paraguay trong 10 ngày tới khi lớp áp suất cao vẫn còn. Sự hiện diện của Frông lạnh (cold-front) này sẽ giúp tăng thêm các cơn mưa lớn cho khu vực Nam và Trung Argentina trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khi khối không khí này đi qua, điều kiện thời tiết sẽ trở nên khô hạn hơn.

Về tiến độ bán hàng, bán hàng ngô Brazil niên vụ 20/21 tại bang Mato Grosso ghi nhận đạt 97.62% sản lượng tính đến hiện tại, tăng 2.56 điểm % so với cùng kỳ tháng trước, tương đương mốc 97.5% sản lượng bán được cho trung bình 5 năm và 1 điểm phần trăm thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Cho niên vụ 21/22, bán hàng của ngô Brazil đã chiếm 45.32% mức sản lượng dự kiến là 39.64 triệu tấn, tăng đến 4.57 điểm % so với cùng kỳ tháng trước. Tuy nhiên, tốc độ bán hàng cũng cho thấy sự chậm hơn so với cùng kỳ năm ngoái, thời điểm 67% sản lượng ngô Mato Grosso đã được bán.

Đánh giá: Tích cực


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 25/11: Vàng tăng mạnh, người về bờ, người lãi đậm chỉ sau vài ngày… người lại ngậm ngùi xót xa. Giới chuyên gia nói gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Giá vàng hôm nay 25/11: Vàng tăng mạnh, người về bờ, người lãi đậm chỉ sau vài ngày… người lại ngậm ngùi xót xa. Giới chuyên gia nói gì?

Chỉ trong vỏn vẹn 5 phiên giao dịch của tuần trước, vàng thế giới đã tăng gần 150 USD/ounce. Vàng SJC cũng tăng khoảng 5 triệu đồng/lượng trong chưa đầy hai tuần trở lại đây. Với những động lực hiện tại, liệu giá vàng sẽ lại vượt đỉnh một lần nữa?
Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ