Thị trường hàng hóa đã biến động mạnh vào năm ngoái khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine. Các vấn đề kinh tế ở Mỹ và Trung Quốc, cùng với điều kiện thời tiết bất lợi đã làm chấn động tâm lý nhà đầu tư và giảm nguồn cung.
Ukraine đã xuất khẩu gần 400,000 tấn ngũ cốc trong tuần đầu tiên sau thông báo về một thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc làm trung gian nhằm giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu, cơ quan này cho biết hôm thứ Tư.
Giá nông sản suy yếu, góp phần hạ nhiệt tình trạng lạm phát thực phẩm toàn cầu khi các trader đánh giá dữ liệu mùa vụ và khả năng suy thoái tại một số nền kinh tế phát triển.
Hàng hóa đang chuẩn bị ghi nhận quý tốt nhất trong gần 50 năm, vượt mặt lợi suất của thị trường chứng khoán toàn cầu. Sự phân hóa đó có thể sẽ kéo dài sang quý sau khi chiến tranh, lạm phát vẫn hiện diện và triển vọng thị trường định hình lại chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.
Jim Cramer của CNBC cho biết giá ngô và lúa mì có thể tiếp tục tăng do Nga xâm lược Ukraine, dựa trên phân tích của Carley Garner, chiến lược gia thị trường hàng hóa cấp cao tại DeCarley Trading.
Trong báo cáo Thanh tra xuất khẩu hàng tuần được phát hành từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tính đến tuần kết thúc ngày 10/03/2022 ghi nhận giao hàng ngô và lúa mì giảm mạnh so với tuần trước. trong khi khối lượng hàng lên tàu của đậu tương lại cao hơn so với tuần trước. Luỹ kế khối lượng giao hàng từ đầu niên vụ của cả ba nhóm nông sản vẫn đang trong xu hướng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ vụ trước.
Ấn Độ có thể được hưởng lợi từ sự gián đoạn nguồn cung ở Biển Đen, do giá lúa mì xuất khẩu từ Úc và Canada cao hơn và lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu đang làm trầm trọng thêm nỗi lo lạm phát lương thực.
Giá nông sản giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng điểm mạnh trong tuần vừa qua, nhờ tác động từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Giá lúa mì kỳ hạn trên sàn giao dịch CBOT kết thúc tuần tăng đến 59.91%, trước lo ngại đứt gãy nguồn cung trong bối cảnh các cảng xuất khẩu chính tại Ukraine đóng cửa và căng thẳng cuộc chiến Nga-Ukraine ngày càng leo thang. Nga và Ukraine chiếm đến 30% tổng khối lượng lúa mì xuất khẩu toàn thế giới, trong khi Ukraine cũng đồng thời là quốc gia xuất khẩu ngô lớn thứ 4 trên toàn cầu, chiếm tỷ trọng xuất khẩu khoảng 17%. Giá các hợp đồng tương lai đậu tương cũng có một tuần tăng điểm rõ rệt nhờ lo ngại từ các nhà đầu tư trên thị trường về một tương lai đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu, sau khi làn sóng các lệnh trừng phạt kinh tế và thương mại dành cho Nga được kích hoạt bởi Mỹ và Châu Âu trong tuần vừa qua. Bên cạnh đó, giá dầu thực vật cũng được hưởng lợi từ cuộc chiến này, trong bối cảnh nhu cầu của nhà tiêu thụ hàng đầu - Ấn Độ - đang tăng cao trước tháng lễ nhịn ăn Ramadan. Đồng thời, các quan chức Chính Phủ Trung Quốc cũng kêu gọi các công ty sản xuất tìm kiếm nguồn cung mới và đẩy mạnh nhập khẩu nhiều loại hàng hoá do lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong tương lai.
Chiến sự đi đến ngày thứ 8, giá các ngũ cốc liên quan đến vùng chiến sự tiếp tục giữ vững đà tăng chạm giới hạn biên độ do lo ngại về đứt gãy nguồn cung lương thực tại đây.
Thị trường nông sản trong tuần vừa qua chịu nhiều tác động từ môi trường vĩ mô bao gồm các thông tin từ Biên bản cuộc họp FOMC của Cục Dự trữ Liên bang (FED) và xung đột tại khu vực Hắc Hải chưa có hồi kết. Giá đậu tương trong tuần qua vẫn giữ được sắc xanh, trên bình diện chung nguồn cung Nam Mỹ có khả năng thu hẹp là yếu tố thúc đẩy cho đà tăng, ngoài ra đây cũng là lý do kích hoạt cho các hoạt động thu mua đậu tương của Trung Quốc từ Mỹ. Giá ngô và giá lúa mì chịu cùng sự tác động từ cục diện chính trị leo thang tại Biển Đen và sự rối ren về mặt trận thông tin truyền thông giữa các bên trong căng thẳng đó. Giá ngô tăng nhẹ và giá lúa mì giảm điểm trong tuần giao dịch vừa qua.
Giá ngô và lúa mỳ kỳ hạn trên CBOT có những phiên giao dịch đầu tuần tăng điểm mạnh mẽ bất chấp sự biến động lớn của toàn thị trường tài chính trước cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC).