Bản tin hàng hóa ngày 26/01: Giá dầu thô và lúa mì tăng mạnh, căng thẳng Nga - phương Tây tiếp tục leo thang

Bản tin hàng hóa ngày 26/01: Giá dầu thô và lúa mì tăng mạnh, căng thẳng Nga - phương Tây tiếp tục leo thang

13:10 26/01/2022

Thị trường hàng hóa có phiên giao dịch khá biến động. Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và phương tây về vấn đề Ukraine tiếp tục leo thang đẩy giá dầu thô và giá lúa mì tăng cao.

Giá dầu thô và lúa mì tăng mạnh, căng thẳng Nga - phương Tây tiếp tục leo thang
Giá dầu thô và lúa mì tăng mạnh, căng thẳng Nga - phương Tây tiếp tục leo thang

Thị trường hàng hóa có phiên giao dịch khá biến động. Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và phương tây về vấn đề Ukraine tiếp tục leo thang đẩy giá dầu thô và giá lúa mì tăng cao. Trong khi đó các hợp đồng tương lai đậu tương và ngô có mức tăng điểm không đáng kể, cho thấy thị trường khá thận trọng trong phiên vừa qua. Giá đường không được hỗ trợ lớn bởi giá dầu trong ngày hôm qua.

Một số tin tức chung đáng chú ý:

Hậu quả từ bất ổn chính trị Ukraina-Nga chính là việc giảm giá đồng Hryvnia và Rouble, với giá giảm lần lượt 5.8% và 5.93% kể từ đầu tháng 1, làm tăng nguy cơ lạm phát tạm thời, được đánh giá sẽ kéo dài đến ít nhất nhiều quý sau. Đồng thời, việc này cũng khiến cho các công ty sản xuất gặp khó khăn trong việc gọi vốn, duy trì dòng tiền cho hoạt động kinh doanh qua các kênh cho vay từ các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, chi phí bảo hiểm cho các đơn giao hàng thật từ hai quốc gia này tăng cao, trước biến động rủi ro lớn. Các yếu tố trên có thể tác động đến sản xuất ở hai quốc gia này trong trung-dài hạn do lạm phát và làm giảm mức biên lợi nhuận từ các công ty. Nga và Ukraina đều là hai quốc gia lớn trong thị trường lúa mì quốc tế, với thị phần xuất khẩu chiếm lần lượt khoảng 17% và 11.8% theo báo cáo USDA tháng 1. Hiện tại, các bên mua hàng có xu hướng chuyển sang mua các đơn hàng ngô từ Romania, với giá giao ngay là FOB 255 Euro/tấn và đơn hàng lúa mì từ Ấn Độ, với giá FOB 300 USD/tấn cho lúa mì 11.5% protein giao vào tháng 4.

Lầu Năm Góc đã đặt 8,500 binh sĩ trong tình trạng cảnh giác cao hơn hôm thứ Hai. Số lượng lính trên có khả năng triển khai tới châu Âu như một phần của "lực lượng phản ứng" NATO trong bối cảnh khối này lo ngại rằng Nga có thể sớm thực hiện một động thái quân sự đối với Ukraine.

Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 4% trong năm 2021, đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 11 năm trở lại đây. Tăng trưởng kinh tế của quốc gia này được thúc đẩy bởi xuất khẩu lớn hơn và hoạt động xây dựng, đã bù đắp cho các lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

1. NHÓM NĂNG LƯỢNG

Diễn biến giá dầu thô

Hậu quả từ bất ổn chính trị Ukraina-Nga chính là việc giảm giá đồng Hryvnia và Rouble, với giá giảm lần lượt 5.8% và 5.93% kể từ đầu tháng 1, làm tăng nguy cơ lạm phát tạm thời, được đánh giá sẽ kéo dài đến ít nhất nhiều quý sau. Đồng thời, việc này cũng khiến cho các công ty sản xuất gặp khó khăn trong việc gọi vốn, duy trì dòng tiền cho hoạt động kinh doanh qua các kênh cho vay từ các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, chi phí bảo hiểm cho các đơn giao hàng thật từ hai quốc gia này tăng cao, trước biến động rủi ro lớn. Các yếu tố trên có thể tác động đến sản xuất ở hai quốc gia này trong trung-dài hạn do lạm phát và làm giảm mức biên lợi nhuận từ các công ty. Nga và Ukraina đều là hai quốc gia lớn trong thị trường lúa mì quốc tế, với thị phần xuất khẩu chiếm lần lượt khoảng 17% và 11.8% theo báo cáo USDA tháng 1. Hiện tại, các bên mua hàng có xu hướng chuyển sang mua các đơn hàng ngô từ Romania, với giá giao ngay là FOB 255 Euro/tấn và đơn hàng lúa mì từ Ấn Độ, với giá FOB 300 USD/tấn cho lúa mì 11.5% protein giao vào tháng 4.

Lầu Năm Góc đã đặt 8,500 binh sĩ trong tình trạng cảnh giác cao hơn hôm thứ Hai. Số lượng lính trên có khả năng triển khai tới châu Âu như một phần của "lực lượng phản ứng" NATO trong bối cảnh khối này lo ngại rằng Nga có thể sớm thực hiện một động thái quân sự đối với Ukraine.

Nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 4% trong năm 2021, đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 11 năm trở lại đây. Tăng trưởng kinh tế của quốc gia này được thúc đẩy bởi xuất khẩu lớn hơn và hoạt động xây dựng, đã bù đắp cho các lĩnh vực dịch vụ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

2. ĐƯỜNG

Diễn biến giá đường

Theo khảo sát của công ty tư vấn Archer, tính đến hết tháng 12, khoảng 52.5% lượng đường xuất khẩu dự kiến của Brazil trong niên vụ 2022/23 (tương đương với khoảng 13.4 triệu tấn) đã được định giá (hedged). Trong khi đó, nếu tính đến tháng 12/2020 thì con số này là 69% cho mùa vụ 2021/22. Giá hedge trung bình của niên vụ 2022/23 tính đến tháng 12/2021 là 16.55 cts/lb.

Đánh giá: Tiêu cực

3. ĐẬU TƯƠNG

Diễn biến giá đậu tương

Theo Conab, thu hoạch đậu tương của Brazil tính đến ngày 22/01 đã hoàn thành 5.5%, tăng 3.8% so với tuần trước. Cùng kì năm ngoái, việc thu hoạch đậu tương của nước này chỉ hoàn thành 0.9%. Cũng theo thông tin từ Conab, năng suất đậu tương hiện đang nằm trong mức dự tính, tuy nhiên cũng có một vài báo cáo về việc cây trồng bị hư hại. Theo ghi nhận từ ADM, các bên tư nhân trên thị trường đang ước tính sản lượng đậu tương 2021/22 của Brazil sẽ giảm mạnh còn 127-130 triệu tấn, thấp hơn 9 triệu tấn so với ước tính từ USDA.

Tại Parana, tiến độ thu hoạch đậu tương đã hoàn thành 8% tính đến hết tuần ngày 24/1, với chất lượng cây trồng được cải thiện. Cây trồng được đánh giá tốt tăng lên 36% sản lượng thu hoạch, tăng 3 điểm phần trăm so với tuần trước đó. Diện tích gieo trồng vụ 2021/22 ở Parana chiếm khoảng 5.6 ha, tăng 1% so với vụ trước, tuy nhiên sản lượng ước tính được đưa ra trước đó lại giảm 7% so với vụ trước, đạt khoảng 18.4 triệu tấn, chiếm khoảng 15% sản lượng đậu tương Brazil.

Tại thị trường Mỹ, giao hàng đậu tương sang Trung Quốc trong tuần vừa qua giảm mạnh, mặc dù quốc gia này vẫn là điểm đến hàng đầu của đậu tương Mỹ trong tuần qua. Trong tuần kết thúc ngày 20/01, giao hàng đậu tương sang Trung Quốc đạt 640.9 nghìn tấn, giảm 49% so với tuần trước đó.

Đánh giá: Tiêu cực

4. LÚA MÌ

Diễn biến giá lúa mì

Do tình trạng hạn hán, xếp hạng về điều kiện cây trồng của từng bang ở Mỹ đối với vụ lúa mì HRW trong tháng 1 ngày càng xấu. Cụ thể, xếp hạng từ "tốt" đến "xuất sắc" cho lúa mì HRW giảm xuống 30% cho Kansas (giảm 3 điểm so với cuối tháng 12), 16% cho Oklahoma (giảm 4 điểm), 20% cho Colorado (giảm 5 điểm), 36% cho Nebraska (giảm 3điểm) và 31% cho South Dakota (giảm 7 điểm).

Trong khi đó, nhu cầu sử dụng lúa mì trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc được dự đoán sẽ thấp hơn nhiều so với niên vụ trước, do nguồn cung ngô tăng, giá ngô giảm và giá lúa mì đang tăng cao hơn. Các biện pháp hạn chế việc bán lúa mì từ kho dự trữ quốc gia để làm thức ăn chăn nuôi của chính phủ Trung Quốc cũng sẽ làm giảm nhu cầu đối với lúa mì. Theo dự báo từ Reuters, trong niên vụ 2021/22, quốc gia này sẽ chỉ sử dụng từ 10 triệu đến 24 triệu tấn lúa mì làm thức ăn chăn nuôi, giảm mạnh so với mức 40 triệu tấn của niên vụ trước. Trong hôm qua Trung Quốc cũng ghi nhận bán 468,738 tấn lúa mì kho dự trữ quốc gia chiếm 94% trong tổng khối lượng họ chào bán ra cho thị trường. Mức giá trung bình là 415.31 USD/tấn.

Các vấn đề về địa chính trị khu vực Biển Đen là Nga và Ukraina vẫn được theo dõi sát sao. Nga và Ukraina đều là hai quốc gia lớn trong thị trường lúa mì quốc tế, với thị phần xuất khẩu chiếm lần lượt khoảng 17% và 11.8% theo báo cáo WASDE tháng 1 của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Đánh giá: Tích cực

5. NGÔ

Diễn biến giá ngô

Theo thông tin từ Hải quan Brazil, xuất khẩu ngô của quốc gia này trong tuần thứ 3 của tháng 1 tăng gấp 2.7 lần so với tuần trước đó, đạt mức 763,000 tấn. Tuy nhiên, nếu tính cả 3 tuần đầu tiên của tháng 1 thì quốc gia này mới xuất khẩu 980,000 tấn ngô, thấp hơn nhiều so với con số 2.3 triệu tấn của tháng 01/2021.

Trong khi đó, việc thu hoạch ngô vụ mùa hè của Brazil tính đến ngày 22/01 đã hoàn thành 7.7%, cao hơn tuần trước 3.3% và cao hơn cùng kì năm ngoái 2.7%. Việc gieo trồng cũng đã hoàn thành đến 96.9%, tăng 3.1% so với tuần trước và cao hơn con số 96.5% của cùng kì năm ngoái.

Ngô vụ hè đang được thu hoạch ở bang Parana cũng được cải thiện về chất lượng so với tuần trước đó, với ghi nhận cây trồng chất lượng tốt tăng 7 điểm phần trăm, đạt 38%. Ngô safrinha (vụ 2) ghi nhận hoàn thành gieo trồng 5% diện tích, với chất lượng cây trồng được đánh giá tốt chiếm 87% sản lượng, tăng đến 19 điểm phần trăm so với đánh giá tuần trước đó.

Thị trường vẫn cần theo dõi diễn biến chính trị tại Ukraine khi đây là quốc gia xuất khẩu ngô lớn thứ 4 trên thế giới, chiếm đến 16% trong tổng thương mại toàn cầu và là nhà cung cấp ngô chính cho Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới năm 2021.

Đánh giá: Tiêu cực


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0286 686 0068
  • Website: https://saigonfutures.com/
  • Fanpage: Saigon Futures Inc.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ