Báo cáo NFP tháng 11 của Mỹ và đây là cách thị trường phản ứng
Nguyễn Vũ Phương Nam
Junior Analyst
Báo cáo quan trọng về dữ liệu thị trường lao động Mỹ sẽ công bố vào ngày mai. Tuy nhiên, bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại Viện Brookings ngày hôm qua dường như đã lấn át báo cáo này
Về cơ bản, ông Powell ngụ ý rằng Fed sẽ bắt đầu giảm tốc độ thắt chặt trong cuộc họp tiếp theo. Thị trường chứng khoán lập tức tăng vọt và USD suy yếu. Câu hỏi đặt ra là liệu dữ liệu việc làm có tiếp tục cho kết quả tích cực hay không.
Báo cáo NFP của tháng 11 dự kiến sẽ giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng cần lưu ý rằng dữ liệu gần đây đã vượt xa kỳ vọng. Trong bối cảnh báo cáo BLS mới nhất cho thấy thị trường lao động vẫn thắt chặt, kỳ vọng của thị trường về báo cáo NFP đã tăng lên một chút. Một tuần trước, các nhà phân tích đã dự đoán sẽ có thêm 200 nghìn việc làm, nhưng con số đó hiện đã tăng lên 210 nghìn, so với 261 nghìn trong tháng 10.
Xu hướng vẫn tích cực
Trước Covid, báo cáo việc làm với 210 nghìn biên chế được coi là tương đối tốt. Nhưng sau báo cáo BLS đưa ra ngày hôm qua, có một số dấu hiệu đáng lo ngại. Như đã đề cập, dữ liệu NFP tháng 10 cho thấy đã có 261 nghìn việc làm được tạo ra, nhưng 353 nghìn việc làm đã biến mất khỏi thị trường. Có nghĩa là tốc độ dừng tuyển dụng đang nhanh hơn tốc độ thuê. Mức độ suy yếu của nhu cầu tuyển dụng xảy ra nhiều nhất ở chính quyền tiểu bang và địa phương, tiếp theo là sản xuất. Tổng hợp lại, phần lớn vẫn giảm cơ hội việc làm.
Hiện tại, thị trường việc làm vẫn thắt chặt, chủ yếu là do chênh lệch cực lớn giữa lượng việc làm và những người tìm việc do đại dịch vẫn còn. Có 6.1 triệu người tìm việc trong tháng trước, nhưng có 10.3 triệu việc làm cho họ. Mặc dù có sự chênh lệch này, tiền lương vẫn không theo kịp lạm phát. Kỳ vọng hiện tại là thu nhập trung bình mỗi giờ sẽ giảm từ mức 0.4% của tháng 10 xuống 0.3%.
Kết hợp lại
Lo lắng lớn nhất của Fed là việc lạm phát cao hơn kết hợp với thị trường lao động cực kỳ mạnh mẽ có thể sẽ dẫn đến vòng xoáy giá cả - tiền lương. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra, tạo cho Fed nhiều dư địa để tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Gần đây, lạm phát đã bắt đầu hạ nhiệt, do sự kết hợp giữa lãi suất cao hơn và lo ngại về một cuộc suy thoái sắp xảy ra.
Tình trạng giảm sức mua kéo dài của người lao động Mỹ do tiền lương không theo kịp giá cả có thể làm suy yếu nhu cầu. Điều này cũng giúp giảm lạm phát, khi người dân Mỹ thấy ngân sách eo hẹp và từ chối trả giá cao hơn. Khi các nhà bán lẻ trên toàn quốc báo cáo lượng hàng tồn kho tăng lên và một số đang tạm dừng nhập hàng cho đầu năm tới, thì nền kinh tế sẽ chậm lại. Điều này cũng góp phần làm giảm lạm phát.
Tỷ lệ thất nghiệp được kỳ vọng sẽ duy trì ổn định ở mức 3.7% cùng với tỷ lệ tham gia lao động, sau khi dữ liệu BLS cho thấy số người bỏ sang công việc có mức lương cao nhiều hơn số người bị sa thải.
Fxstreet