Báo cáo Tuần 01/08 mảng Năng lượng: OPEC+ sắp họp, Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung!

Báo cáo Tuần 01/08 mảng Năng lượng: OPEC+ sắp họp, Nga tiếp tục cắt giảm nguồn cung!

09:37 01/08/2022

Báo cáo Tuần 01/08/2022 mảng Năng lượng - CDT Vietnam

1. Dầu thô

Yếu tố Cơ bản

  • GDP Mỹ quý 2 tăng trưởng âm. Kinh tế Mỹ chuyển biến xấu tác động tới thị trường dầu theo hai góc độ. Đầu tiên, kinh tế Mỹ suy thoái sẽ dẫn tới nhu cầu nhiên liệu của Mỹ nói riêng suy giảm. Hơn nữa sự suy thoái kinh tế còn có thể lan rộng tới các nhà cung cấp của Mỹ trong chuỗi cung ứng khi nhu cầu tiêu dùng của Mỹ sụt giảm. Góc độ này sẽ khiến giá dầu giảm.
  • Góc độ thứ hai là kinh tế Mỹ suy yếu sẽ khiến sức mạnh của đồng USD giảm theo. Kết hợp với hiện tượng “bán sự thật” sau khi FED công bố nâng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm như dự báo của thị trường, chỉ số DXY giảm từ mức đỉnh mới thành lập và đấy giá dầu lên cao.
  • Trung Quốc tiếp tục phong tỏa. Kể từ đầu năm đến nay, chính sách phòng dịch của Trung Quốc vẫn là điểm yếu của nền kinh tế Trung Quốc khi mọi hoạt động kinh tế bị kìm hãm do nhiều thành phố lớn và quan trọng của Trung Quốc phải đóng cửa. Điều này dẫn tới việc hoạt động kinh tế của Trung Quốc và xuất nhập khẩu hàng hóa giảm. Hoạt động sản xuất của Trung Quốc suy giảm trở lại trong tháng 07, ngay sau khi trở về mức tăng trưởng trong tháng 06. Số liệu này là dấu hiệu mới nhất trong một chuỗi các dấu hiệu xấu của nền kinh tế Trung Quốc trong suốt thời gian qua và dự kiến sẽ còn ảnh hưởng tiêu cực tới xu hướng của giá dầu trong tuần tới.

  • Lũ lụt tại Fujairah, UAE. Fujairah là thành phố cảng của UAE và là mắt xích cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng của thị trường nhiên liệu toàn cầu, không chỉ của dầu thô mà còn là các sản phẩm lọc dầu. Mưa lớn bất thường tại một số thành phố của UAE, trong đó có Fujairah đã gây lũ lụt lớn và khiến hoạt động tại cảng xuất nhập khẩu của Fujairah phải dừng hoạt động. Sự đình trệ này có thể là một trong những nguyên nhân khiến giá dầu tăng trong cuối tuần vừa rồi. Theo đánh giá sơ bộ thì cơ sở hạ tầng tại Fujairah không bị thiệt hại nghiêm trọng và có thể trở lại hoạt động bình thường trong tuần tới.
  • OPEC+ sẽ tiếp tục nhóm họp trong tuần này. Mặc dù OPEC+ sẽ khôi phục hoàn toàn phần sản lượng đã cắt giảm từ năm ngoái trong tháng 08 này, nhưng thỏa thuận hợp tác của OPEC và 9 nước đồng minh vẫn sẽ còn hiệu lực ít nhất tới hết tháng 12/2022. Với những tín hiệu xấu từ những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU như hiện tại, ít có khả năng OPEC+ sẽ nâng mạnh sản lượng.
  • Dự định ghé thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi. Mặc dù trong thông báo chính thức về chuyến đi châu Á của bà Pelosi, không hề nhắc tới Đài Loan. Nhưng tới thời điểm hiện tại chưa thể chắc chắn điều gì. Một số thông tin trôi nổi trên mạng, tự nhận là xuất phát từ tình báo Trung Quốc, cho biết bà Pelosi sẽ tới Đài Loan bằng máy bay quân sự từ căn cứ của Mỹ tại Philippines.

Yếu tố Kỹ thuật
Trong tuần vừa rồi, giá không giảm như kỳ vọng mà tăng và hình thành một kênh giá tăng ngắn hạn (màu đỏ). Tuy nhiên, mức kháng cự dài hạn (màu vàng) vẫn đóng vai trò là lực cản lớn nhất đối với giá dầu Brent. Trong tuần vừa rồi giá đã hai lần kiểm tra mức kháng cự này mà không thể phá được.
Với những dữ liệu hiện có trước khi mở cửa tuần, mình sẽ tiếp tục chờ đợi và theo dõi các diễn biến tiếp theo của thị trường trước khi vào lệnh.

2. Khí đốt

Yếu tố Cơ bản

  • Dòng chảy của Nord Stream 1 tiếp tục giảm xuống 20% công suất. Phía Nga tiếp tục dẫn chứng các biện pháp cấm vận của phương Tây là lý do cho sự sụt giảm này. Và phía Đức cũng quyết liệt phản đối và khẳng định nguyên nhân đến từ phía Nga. Trước đây, tôi đã khẳng định phía Nga sẽ không cắt hoàn toàn dòng khí tới châu Âu (qua Nord Stream 1), nhưng ở thời điểm hiện tại, không còn nhiều căn cứ để tôi tiếp tục duy trì quan điểm này. Nga vẫn có thể tiếp tục giảm sâu hơn nữa lưu lượng khí qua Nord Stream 1, để phản ứng với những viện trợ (không phải với cấm vận) của EU với Ukraine.
  • Trong một bước leo tháng mới, Nga cắt toàn bộ dòng khí tới Latvia, ngay sau khi Latvia tuyên bố đang mua trở lại khí đốt Nga, nhưng không phải qua Gazprom. Điều này đồng nghĩa với việc Latvia không mua qua đường ống. Trùng hợp hơn, thông báo của Gazprom được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Lithuania quyết định cấm các chuyến hàng trung chuyển từ Nga tới vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad. Ba nước Baltic chia sẻ cùng một hệ thống xuất nhập khẩu và vận chuyển khí đốt. Những diễn biến này sẽ tiếp tục đấy giá khí đốt lên cao, khi mùa đông càng ngày càng gần và mục tiêu 90% kho chứa của EU trước 01/11 không thể thực hiện.
  • Các bộ trưởng Năng lượng EU đã thống nhất được việc cắt giảm nhu cầu khí đốt đi 15%. Ban đầu, việc cắt giảm này sẽ được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, nhưng sẽ chuyển thành bắt buộc nếu nguồn cung khí đốt từ Nga bị gián đoạn nghiêm trọng. Biện pháp này mặc dù không giải quyết được quá nhiều về nguồn cung, hay giá cả nhưng cũng sẽ giúp EU co kéo được thêm thời gian trong mùa đông sắp tới.

Yếu tố Kỹ thuật

Giá khí tự nhiên (khí đốt) Henry Hub tuần trước đã tăng như kỳ vọng vào đầu tuần. Tuy nhiên, giá giảm mạnh trở lại sau khi đạt mức đỉnh nhiều năm, một diễn biến hoàn toàn trái chiều với giá khí đốt châu Âu.
Dù vậy, với sự chênh lệch tới hơn 40USD/mmBtu giữa hai bờ Đại Tây Dương, giá khí đốt Mỹ vẫn còn nhiều dư địa tăng. Hiện giá đang tích lũy trên mức Fibonacci 38.2%, một mốc hỗ trợ mạnh. Vùng giá từ 8.000 tới 8.300 là một vùng mua tốt ở thời điểm hiện tại.


-------------------------------------------------

Mọi thắc mắc về thị trường hàng hóa, Quý Nhà đầu tư vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần đầu tư và giao dịch phái sinh hàng hóa Việt Nam (CDT Vietnam)
Hotline: (+84) 824 728 888
Website: https://cdtvietnam.vn/
Fanpage: Dự báo hàng hóa

CDT Vietnam

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ