Bế tắc cắt giảm lãi suất toàn cầu sắp xảy ra?
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Các thống đốc của các NHTW lớn đang tiến tới những quyết định chính sách cuối cùng của năm trong bối cảnh diễn biến lạm phát toàn cầu biến động.
Các nhà hoạch định chính sách trong nhóm G10 dự sẽ đều có cuộc họp trong những ngày tới, và lãi suất cho 60% nền kinh tế thế giới sẽ được ấn định trong vòng 60 giờ.
Đáng chú ý nhất sẽ là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ vào thứ Tư, tiếp theo là vào thứ Năm bởi các ngân hàng trung ương bao gồm các ngân hàng khu vực đồng euro và Vương quốc Anh.
Quyết định lãi suất của ngân hàng trung ương trong tuần này
Ngoại trừ Na Uy, hầu hết các quan chức NHTW đang phải đối mặt với áp lực từ thị trường khi phải giải thích lý do cho sự chậm chạp của họ trong việc chuyển sang chính sách nới lỏng.
Sự suy yếu qua các dữ liệu lạm phát toàn cầu đã thúc đẩy các nhà đầu tư price in cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm 2024. Điều này có thể xung đột với quan điểm của Fed và các đồng nghiệp trong hơn 3 tháng trước rằng “lãi suất sẽ cao hơn trong thời gian dài hơn”.
Tại Châu Mỹ Latinh, hầu hết các ngân hàng trung ương đều đang trên đà giảm lãi suất và Brazil và Peru đều có thể cắt giảm lãi suất trong tuần tới.
Trong khi đó tại Mỹ và Châu Âu cũng có nhiều sự thiếu chắc chắn, tạo tiền đề cho bế tắc cắt giảm lãi suất kéo dài với các nhà đầu tư.
CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG - FED
Fed được nhiều người kỳ vọng sẽ giữ lãi suất cơ bản ở mức cao nhất trong hai thập kỷ khi các nhà hoạch định chính sách đánh giá tác động chậm trễ của loạt đợt tăng lãi suất mạnh mẽ kể từ đầu năm 2022.
Dữ liệu lạm phát lõi sẽ được công bố trước thứ Ba, được Fed kỳ vọng sẽ đạt được tiến bộ về lạm phát cũng như rủi ro về áp lực giá dai dẳng. CPI cơ bản trong tháng 11 không bao gồm thực phẩm và nhiên liệu, dự báo tăng 0.3% so với mức tăng 0.2% trong tháng trước. Các số liệu lạm phát theo sau báo cáo thị trường lao động vững chắc hôm thứ Sáu cho thấy sự tăng trưởng lành mạnh về việc làm và tiền lương, cùng với tỷ lệ thất nghiệp giảm.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu trên toàn nền kinh tế đang hạ nhiệt thời điểm cuối năm. Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 11 vào thứ Năm được cho rằng người tiêu dùng đang trở nên thận trọng hơn.
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHÂU ÂU - ECB
Chủ tịch Christine Lagarde có thể sẽ cố gắng xoa dịu những kỳ vọng của thị trường về việc Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất 25bps vào tháng Tư.
Mặc dù EU có thể đang suy thoái và các nhà hoạch định chính sách thừa nhận rằng thị trường lao động đang có dấu hiệu chuyển biến, nhưng họ không hoàn toàn tin rằng mối nguy hiểm đối với giá tiêu dùng đã qua và muốn theo dõi thêm dữ liệu về tiền lương.
Lạm phát vẫn là rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế khu vực đồng Euro
Thành viên Ban điều hành Isabel Schnabel đã gọi sự suy giảm lạm phát cho đến nay là “đáng chú ý” và nói rằng việc tăng lãi suất tiếp theo hiện khó có thể xảy ra. Trong khi đó, đồng nghiệp của bà là Peter Kazimir, cho rằng “kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất trong quý I.2024 là viễn tưởng”.
Lagarde sẽ đưa ra những dự báo mới, kèm theo quan điểm chung về rủi ro đối với tăng trưởng và lạm phát, đây có thể sẽ là thành phần trọng tâm trong thông điệp của ECB nhằm chống lại tình trạng đầu cơ trên thị trường.
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ANH - BOE
Ngân hàng Anh dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp thứ ba liên tiếp và đưa ra cảnh báo rằng cuộc chiến chống lạm phát sẽ còn dài.
Với việc nền kinh tế Anh đang phải đối mặt với tình trạng đình lạm vào năm tới, các nhà đầu tư đang đặt cược rằng Ủy ban Chính sách tiền tệ sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6, hiện đang ở mức 5.25%.
Người Anh ngày càng lạc quan hơn khi lãi suất đã đạt đỉnh
Tuy nhiên, các quan chức có thể sẽ lặp lại quan điểm của họ rằng chính sách cần “kéo dài” để ngăn lạm phát vượt quá mục tiêu 2% trong bối cảnh thị trường lao động vẫn thắt chặt và áp lực giá cả trong lĩnh vực dịch vụ. BOE công bố quyết định của mình vào trưa thứ Năm.
THỤY SĨ
Lạm phát ở Thụy Sĩ thậm chí còn yếu hơn so với khu vực đồng euro, hiện đã giảm xuống dưới mức mục tiêu 2% mà các nhà hoạch định chính sách nhắm đến.
Thụy Sĩ được suy đoán sẽ không cắt giảm lãi suất nhanh như cách ECB đẩy đồng Franc lên mức đỉnh khi SNB từ bỏ trần tỷ giá vào 9 năm trước.
Lạm phát Thụy sĩ về mức thấp nhất trong 2 năm
Mặc dù vậy, với nền kinh tế Thụy Sĩ chỉ tăng trưởng yếu, các quan chức vẫn sẽ phải đối mặt với những câu hỏi về triển vọng giảm lãi suất trong cuộc họp vào thứ Năm.
NA UY
Ngân hàng Norges phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn về việc có nên tiếp tục đợt tăng lãi suất 25 điểm cuối cùng hay không. Dữ liệu gần đây có thể khuyến khích các quan chức phớt lờ sự suy yếu của đồng krone và tiếp tục chờ đợi khi nền kinh tế dần dịu đi.
Khảo sát Ngân hàng Norges báo hiệu một sự co lại khác
Một cuộc khảo sát tâm lý của ngân hàng trung ương cho thấy, quý hiện tại có thể sẽ trì trệ trước khi bước vào suy thoái đầu năm sau, do các doanh nghiệp gặp phải vấn đề về công suất dư thừa và tuyển dụng ít hơn.
Trong khi đó, hoạt động xây dựng đang giảm mạnh và hoạt động bán lẻ đang chậm lại, ngay cả khi ngành nhiên liệu hóa thạch của Na Uy giảm bớt một số hậu quả do lạm phát cao và chi phí tín dụng tăng cao. Quyết định của Ngân hàng Norges được đưa ra vào thứ Năm.
NGA
Theo chuyên gia kinh tế Alexander của Bloomberg Economics, sau khi tăng lãi suất cơ bản thêm 200 điểm cơ bản vào tháng 10, Ngân hàng Trung ương Nga có thể sẽ phải tăng thêm 100bps nữa lên 16% vào thứ Sáu khi các nhà hoạch định chính sách cố gắng đưa lạm phát trở lại mục tiêu 4% của họ.
Dự báo lạm phát của Nga tăng đến cuối năm 2024
Bloomberg