Bên trong thỏa thuận "siêu to khổng lồ" kết nối lục địa già có những gì?
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã đồng ý về gói kích thích chưa từng có trị giá 750 tỷ euro (tương đương 860 tỷ USD).
- Quỹ phục hồi của EU bao gồm các công cụ nợ chung để hỗ trợ cho phục hồi kinh tế sau sự sụt giảm nghiêm trọng do khủng hoảng kinh tế vì dịch bệnh.
- Quỹ phục hồi được chia thành 2 phần, 1 là các khoản tài trợ và 2 là các khoản cho vay lãi suất thấp.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã đồng ý về gói kích thích chưa từng có trị giá 750 tỷ euro (tương đơng 860 tỷ USD) để kéo nền kinh tế thoát khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử và thắt chặt mối liên kết kinh tế của 27 Quốc gia thành viên EU.
Thỏa thuận đã đạt được vào đầu phiên Á ngày hôm nay sau hơn bốn ngày đàm phán căng thẳng tại Brussels, đòi hỏi phải có sự chấp thuận của các quốc gia thành viên nhưng tựu chung lại vẫn là chiến thắng cho Thủ tướng Đức bà Angela Merkel và Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron, người đã soạn ra một bản phác thảo sớm cho đề nghị trong tháng Năm. Quỹ Phục hồi sẽ bao gồm 390 tỷ euro tiền tài trợ và 360 tỷ euro cho các khoản vay lãi suất thấp.
Gần một phần ba số tiền được dành vào việc chống biến đổi khí hậu và cùng với ngân sách trong vòng 7 năm trị giá 1 nghìn tỷ EUR tiếp theo, sẽ tạo thành gói “kích thích xanh” lớn nhất trong lịch sử. Tất cả các chi tiêu đều phải phù hợp với mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính của Hiệp định Paris.
Quỹ phục hồi lần này sẽ không chỉ hỗ trợ cho các nền kinh tế ở phía Nam châu Âu vốn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19, mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện sự đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong khối.
Với hơn 100,000 người châu Âu đã chết vì dịch bệnh và còn cả một nền kinh tế cần phải xây dựng lại, các nhà đầu tư đang tìm kiếm một sự đồng lòng để tiếp tục duy trì sự phục hồi của thị trường chứng khoán.
Bà Merkel nói sau khi cuộc họp kết thúc: “Tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm. Chúng tôi đã đưa ra một giải pháp với cuộc khủng hoảng lớn nhất mà EU phải đối mặt".
Trái phiếu của Ý đã tăng cùng với thỏa thuận về quỹ hồi phục, chênh lệch lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giữa Ý và Đức, một thước đo rủi ro chính trong khu vực giảm sáu điểm cơ bản xuống mức 151, mức thấp nhất kể từ tháng Hai. EUR/USD đã thay đổi rất ít ở mức $ 1.1445, sau khi đạt mức cao nhất trong bốn tháng vào thứ Hai.
Xung đột lợi ích
Theo một ước tính ban đầu, một quan chức cấp cao của Ý cho biết: Ý, Quốc gia đầu tiên nằm trong tâm đại dịch của châu Âu có thể sẽ là nước được hưởng lợi lớn nhất từ kế hoạch này và dự kiến sẽ nhận được khoảng 82 tỷ EUR tiền tài trợ và khoảng 127 tỷ EUR tiền vay.
Ông Charles Charles Michel, chủ tịch hội đồng lãnh đạo EU, nói trong một cuộc họp báo sau đó: “Thỏa thuận này đã gửi một thông điệp cụ thể rằng châu Âu là một khối đoàn kết. Tôi tin rằng thỏa thuận này sẽ được coi là một khoảnh khắc quan trọng trong hành trình của Châu Âu”
Thỏa thuận về Quỹ phục hồi không phải là điều dễ dàng. Có những thời điểm các cuộc thảo luận đã gần sụp đổ trong hội nghị thượng đỉnh vì xung đột lợi ích giữa các quốc gia cho thấy sự đồng thuận có thể nằm ngoài tầm tay.
Giáo sư Rutte đã nói sau cuộc họp: “Thỉnh thoảng, chúng tôi có thể có những mâu thuẫn với nhau, nhưng mọi người đều biết cách xử lý việc đó, tất cả chúng tôi đều là những chuyên gia”.
Trong khi tất cả các chính phủ đều đồng ý rằng sự sụt giảm nghiêm trọng trong kinh tế ở một số quốc gia kêu gọi các biện pháp hỗ trợ khổng lồ đã lên tới 10%, nhưng họ đã cãi nhau hàng giờ đồng hồ về số tiền tài trợ cuối cùng, cũng như cách giải ngân nó trong tương lai.
Phá vỡ ngân sách
Các nhà kinh tế học của Ber Berberg, Holger Schmieding và Florian Hense đã viết trong một báo cáo: “EU đang gửi một tín hiệu mạnh mẽ về sự gắn kết nội bộ. Trong ngắn hạn, hiệu ứng niềm tin có thể còn quan trọng hơn cả tiền”. Mặc dù thỏa thuận này không có giá trị cho một liên minh tài chính, nhưng nó đã tạo ra tiền lệ. Các nhà kinh tế học cũng đã viết: “Các vấn đề về nợ của EU trong thời kỳ khủng hoảng đã tạo ra mong đợi rằng các ngân sách chung sẽ đóng vai trò quan trọng hơn với các cuộc khủng hoảng trong tương lai”.
Điều quan trọng là thỏa hiệp cuối cùng cũng bao gồm hoàn ngân sách cho bốn quốc gia phía bắc, giảm đóng góp ròng hàng năm của họ. Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Áo và Thụy Điển sẽ nhận được hơn 50 tỷ euro hoàn ngân sách trong bảy năm.
Cuối cùng, gói hỗ trợ này chủ yếu là để giúp đỡ cho nhóm các quốc gia mà trước đó đã đề xuất một gói hỗ trợ nhỏ hơn. Để giúp tất cả đồng thuận, bà Merkel, ông Macron và các nhà lãnh đạo Châu Âu ở phía Bắc đã đồng ý giảm số tiền tài trợ từ 500 tỷ euro xuống như đã đề xuất.
“Chúng tôi có 27 người ở xung quanh bàn và chúng tôi cùng nhau đàm phán để tạo ra một ngân sách chung. Liệu trên thế giới đã có bất kỳ nơi nào làm được điều này chưa? Không một ai!". Ông Macron nói trong cuộc họp báo cùng với bà Merkel.