Bidenomics sẽ tồn tại như thế nào khi nhiệm kỳ của Biden kết thúc?

Bidenomics sẽ tồn tại như thế nào khi nhiệm kỳ của Biden kết thúc?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

15:41 25/07/2024

Khó có khả năng phó tổng thống của Joe Biden đã phát triển các chương trình thay thế hoàn chỉnh cho an ninh quốc gia, chính sách tài khóa hay bất cứ điều gì khác. Câu hỏi duy nhất là Harris sẽ có bao nhiêu dư địa để hành động, trong lĩnh vực chính sách thương mại và công nghiệp nổi bật, có lẽ không nhiều.

Biden đã thực hiện một sự điều chỉnh mạnh mẽ so với chính quyền Clinton và Obama, vốn thường ủng hộ các thị trường mở trong và ngoài nước. Ông đã giữ nguyên phần lớn thuế quan mà Donald Trump áp đặt lên Trung Quốc và bổ sung một số thuế lên các sản phẩm khác, bao gồm xe điện, chất bán dẫn và khoáng sản quan trọng. Ông cũng giữ nguyên (mặc dù tạm thời đình chỉ) thuế quan của Trump đối với thép và nhôm, được cho là thúc đẩy an ninh quốc gia mặc dù nhắm vào các đối tượng như EU và Nhật Bản.

Tuy nhiên, quan điểm chung cho rằng Biden là người kế thừa Trump là không hoàn toàn chính xác. Cách tiếp cận của Trump đối với thuế nhập khẩu, mà ông đang đe dọa sẽ tăng mạnh hơn nữa nếu thắng nhiệm kỳ thứ hai, nhằm mục đích - một cách sai lầm - là thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ.

Các mức thuế quan của Biden chính xác hơn. Mục đích áp thuế Trung Quốc là đầy tham vọng và ít nhất là có tính nguyên tắc - một phần thiết yếu trong chương trình chống biến đổi khí hậu và giảm sự phụ vào thuộc công nghệ Trung Quốc của ông. Tuy nhiên, chức năng của mức thuế đối với nhôm và thép mang mục đích chính trị bầu cử thuần túy, nhằm giữ cho các nhà sản xuất thép ở các bang chiến trường Wisconsin và Pennsylvania hài lòng.

Tham vọng về việc thay đổi công nghệ và biến đổi khí hậu của Biden liên quan đến chính sách công nghiệp can thiệp mạnh mẽ, bao gồm các kế hoạch chi tiêu công xa hoa thông qua Đạo luật Giảm lạm phát và Đạo luật Chips để thúc đẩy sản xuất xe điện, chất bán dẫn, khoáng sản quan trọng và những thứ tương tự.

Về phần biến đổi khí hậu trong gói chính sách, Biden không có nhiều lựa chọn. Để ghi nhận công của các tổng thống Đảng Dân chủ trước đây, cả Bill Clinton và Barack Obama đều cố gắng thúc đẩy các giải pháp giảm khí thải dựa vào thị trường thông qua Quốc hội; đầu tiên là thuế carbon và sau đó là dự luật định giá giới hạn carbon phát thải. Cả hai đều thất bại, khiến Biden chuyển sang chính sách chi tiêu thay vì thuế. Chính quyền của ông coi thuế quan và các yêu cầu về nội địa: “mua hàng Mỹ” là một phần cần thiết về mặt chính trị của gói chính sách nhằm tránh những lời chỉ trích - thường được đưa ra đối với các chương trình trợ cấp của châu Âu - rằng chi tiêu của Mỹ chỉ đơn giản là làm giàu cho các nhà sản xuất nước ngoài.

Việc Biden chịu ảnh hưởng từ ngành thép cũng hợp lý về mặt chính trị nhưng lại gây hại nhiều hơn về mặt kinh tế. Ông không chỉ giữ nguyên mức thuế thép và nhôm của Trump mà còn cố gắng thuyết phục hoặc ép buộc các đồng minh, đặc biệt là EU, áp đặt thuế nhập khẩu tương tự.

Không có dấu hiệu nào cho thấy những điều này có thể thay đổi. Dư luận và quốc hội đều có thái độ thù địch với Trung Quốc và do đó ủng hộ việc tạo ra sự độc lập về công nghệ và công nghiệp. Có một số cuộc thảo luận về thuế biên giới đối với carbon tại Quốc hội, nhưng hầu như không có cuộc thảo luận nào về giá carbon trong nước. Nếu bà Harris muốn thực hiện chiến dịch chống biến đổi khí hậu - và với tư cách là một nhà bảo vệ môi trường ở California, sẽ thật kỳ lạ nếu bà không làm vậy - chỉ có thể là chi tiêu công, giả sử Quốc hội cho phép, hoặc không gì cả.

Liên quan đến bầu cử, các bang sản xuất theo chủ nghĩa bảo hộ như là Wisconsin, Pennsylvania và Michigan sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt trong các cuộc bầu cử tổng thống một thời gian nữa. Florida, một bang chiến trường trong những năm 2000 và 2010, giờ đây dường như đã đứng về phía Đảng Cộng hòa. Texas, cũng có xu hướng ủng hộ thương mại mở do hội nhập với nền kinh tế Mexico, đang chuyển hướng sang ủng hộ Đảng Dân chủ nhưng có lẽ sẽ chưa phát huy tác dụng trong nhiều năm nữa.

Harris cũng khó có thể gặp phải sự thúc đẩy có tổ chức trong nội bộ Đảng Dân chủ để quay trở lại triết lý của thời kỳ Obama-Clinton. Việc chuyển sang Bidenomics có nguồn gốc tư tưởng và tổ chức mạnh mẽ. Bidenomics bắt đầu như một phản ứng ở một số nơi trước sự bất lực của Mỹ trong việc đối phó với sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc. Bidenomics được nuôi dưỡng trong Bộ Ngoại giao của Hillary Clinton dưới thời chính quyền Obama với danh nghĩa: “chính sách kinh tế”, khi Jake Sullivan, hiện là cố vấn an ninh quốc gia của Biden, là người đứng đầu bộ phận hoạch định chính sách của bộ.

Bản thân Biden đã phần nào nghiêng về chính sách công nghiệp. Với tư cách là phó tổng thống của Obama, ông đã thúc đẩy các điều khoản nội địa: “mua hàng Mỹ” trong Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư năm 2009, kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khi ông được bầu làm tổng thống vào năm 2020, bản năng, kế hoạch và nhân sự đã sẵn sàng để thực hiện sự chuyển đổi.

Trọng tâm chính sách của Đảng Dân chủ cũng đã chuyển sang chủ nghĩa can thiệp. John Podesta, một thành viên lâu năm của phe Clinton, đã lãnh đạo bộ phận năng lượng sạch của IRA và với tư cách là nhà cải cách khí hậu chính của Biden, hiện đang trung thành theo đuổi chính sách thuế carbon biên giới. Chỉ có một hoặc hai nhà lãnh đạo cũ như Lawrence Summers, Bộ trưởng Bộ Tài chính của Clinton và giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Obama, vẫn đang đưa ra quan điểm mạnh mẽ chống lại chính sách công nghiệp. Trong mọi trường hợp, Summers đã cố gắng làm giảm hiệu quả của mình kể từ khi đưa ra cảnh báo cực kỳ sai lầm về tác động lạm phát của biện pháp kích thích kinh tế Biden ban hành.

Harris có thể có nền tảng chính trị khác với tổng thống. Nhưng áp lực từ dư luận và Quốc hội phần lớn sẽ giống nhau. Một điều gì đó quyết liệt sẽ phải thay đổi nếu chính sách thương mại và công nghiệp của Bidenomics không thể tồn tại sau khi Biden hết nhiệm kỳ.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi

Giá vàng có vẻ sẽ đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn 13 tháng vào thứ Sáu khi căng thẳng địa chính trị leo thang thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn, trong khi sự phục hồi của công nghệ đã đẩy cổ phiếu châu Á tăng cao hơn sau khi lo ngại về tăng trưởng doanh số của Nvidia giảm bớt.
Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa

Nga vừa phóng tên lửa chiến lược RS-26 nhằm vào Ukraine, đánh dấu bước leo thang đáng chú ý nhưng mang tính thăm dò và có thể đảo ngược. Cuộc tấn công không chỉ gửi thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây mà còn hé lộ những tính toán nhằm tránh làm mất lòng các đồng minh và duy trì ổn định nội bộ.
Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Thị trường vàng đang chứng kiến đà tăng ấn tượng, hướng đến tuần giao dịch tốt nhất trong năm vào ngày thứ Sáu. Sự bứt phá này đến từ việc các nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn khi căng thẳng Nga-Ukraine ngày càng leo thang, đồng thời họ cũng đang theo dõi sát sao khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall

Cổ phiếu châu Á và vàng tăng mạnh sau khi Phố Wall phục hồi, nhờ vào sự lạc quan về triển vọng của Nvidia và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của Tổng thống đắc cử Trump. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị và vụ kiện chống lại Gautam Adani cũng khiến giá dầu và vàng tiếp tục tăng.
Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ

Chính quyền Trump đang thể hiện lập trường cứng rắn, khẳng định sẽ chấm dứt tình trạng các nhóm vận động hành lang năng lượng xanh và các tổ chức toàn cầu lợi dụng nguồn lực tài chính và ảnh hưởng để làm suy yếu vị thế dẫn đầu về năng lượng cũng như triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ