Biên bản cuộc họp Fed: Việc tăng lãi suất có thể chưa kết thúc

Biên bản cuộc họp Fed: Việc tăng lãi suất có thể chưa kết thúc

Dũng Phùng

Dũng Phùng

FX Strategist

10:23 25/05/2023

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đang nghiêng về việc tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 6 trong bối cảnh không chắc chắn về triển vọng, nhưng đánh tiếng rằng họ chưa sẵn sàng chấm dứt cuộc chiến chống lạm phát dai dẳng.

Chủ tịch Fed Jerome Powell
Chủ tịch Fed Jerome Powell

Các nhà hoạch định chính sách tại cuộc họp ngày 2-3 tháng 5 cho biết họ không chắc chắn về việc cần thắt chặt chính sách thêm bao nhiêu từ lúc này, đồng thời đánh giá tình hình lạm phát giảm chậm hơn dự kiếnBiên bản bổ sung thêm thông tin chi tiết thông điệp mà Chủ tịch Jerome Powell và những người khác đã truyền đạt kể trong cuộc họp: Các nhà hoạch định chính sách có thể tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất của họ tại cuộc họp ngày 13-14 tháng 6 để đánh giá dữ liệu mới và mức độ hạn chế tín dụng.

Tạm dừng vào tháng 6

Derek Tang, nhà kinh tế tại LH Meyer/Monetary Policy Analytics Washington, cho biết: “Có vẻ như Fed muốn giữ nguyên lãi suất vào tháng 6. Điều đó sẽ cho phép họ hiểu rõ hơn về mức độ thắt chặt tín dụng tồi tệ hơn so với mức độ mà họ mong đợi, đồng thời để ngỏ lựa chọn tăng mạnh hơn trong quý thứ ba và hơn thế nữa.”

Tang cho biết nhiều sự chú ý sẽ tập trung vào dot plot mà các quan chức Fed công bố vào tháng 6 và xem lãi suất cuối năm sẽ tăng hay giảm so với mức 5.1% ước tính vào tháng 3.

Một số quan chức Fed trong những tuần gần đây đã gợi ý rằng mặc dù có thể có trường hợp tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 6, nhưng nó có thể chỉ là tạm thời. “Tôi không ủng hộ việc ngừng tăng lãi suất trừ khi chúng tôi có bằng chứng rõ ràng rằng lạm phát đang giảm xuống theo mục tiêu 2% của chúng tôi,” Thành viên Hội đồng Thống đốc Christopher Waller cho biết hôm thứ Tư tại một sự kiện được tổ chức bởi Đại học California, Santa Barbara. “Nhưng việc chúng ta nên tăng hay bỏ qua cuộc họp tháng 6 sẽ phụ thuộc vào cách dữ liệu được đưa ra trong ba tuần tới.”

Chủ tịch Fed Atlanta, Raphael Bostic cũng ủng hộ cách tiếp cận dựa trên dữ liệu, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Marketplace.

“Chúng tôi sẽ để dữ liệu dẫn đường và chúng tôi không muốn bị bó hẹp trong việc đưa ra quyết định,” Bostic nói. “Các chính sách mà chúng tôi đã thực hiện, sự thắt chặt mà chúng tôi đã thực hiện, chỉ mới bắt đầu xuất hiện trong nền kinh tế.” ông lặp lại những bình luận trước đó rằng ông không có ý định có đợt cắt giảm lãi suất nào “vào năm 2024”.

Các nhà đầu tư hiện đang nhìn thấy tỷ lệ tăng lãi suất vào tháng 7 trên 70% theo định giá trong các hợp đồng tương lai.

Số liệu tốt

Kể từ cuộc họp tháng 5 - khi lãi suất tăng lên 5-5.25% - một báo cáo việc làm và dữ liệu lạm phát đã được công bố, cho thấy giá cả chưa thực sự giảm mạnh.

Lạm phát lõi vẫn ở mức cao 4.6% trong tháng 3, cao hơn gấp đôi mục tiêu 2% của Fed. Các thành viên của Fed đã điều chỉnh tăng triển vọng lạm phát cho năm 2023, trong khi các nhà hoạch định chính sách bày tỏ sự không hài lòng với tiến độ lạm phát cho đến nay.

Đồng thời cũng có những rủi ro: Tranh cãi ở Washington về việc nâng trần nợ của Mỹ có nguy cơ tạo ra một làn sóng bất ổn gây thoát vốn đầu tư và đóng băng tuyển dụng - dù chỉ là tạm thời. Căng thẳng tài chính sau sự sụp đổ của bốn ngân hàng Hoa Kỳ cũng là những trở ngại tiềm ẩn đối với tăng trưởng.

Theo Lara Rhame, kinh tế trưởng thị trường Mỹ của FS Securities, “nếu thiếu đi những lo ngại về hệ thống ngân hàng và trần nợ, chỉ riêng dữ liệu kinh tế thôi cũng đủ cho thấy họ cần phải thắt chặt mạnh hơn. Điều đó chỉ ra rằng chúng ta có những yếu tố khác đang diễn ra.” Với tất cả sự không chắc chắn, các quan chức đã có quan điểm chia rẽ về những việc cần làm tiếp theo.

“Một số người tham gia cho rằng nếu nền kinh tế phát triển theo triển vọng hiện tại của họ, thì việc củng cố chính sách hơn nữa sau cuộc họp này có thể là không cần thiết,” biên bản cho thấy. “Một số nhận xét rằng dựa trên kỳ vọng của họ tiến trình đưa lạm phát trở lại mức 2% có thể tiếp tục chậm đến mức không thể chấp nhận được, việc củng cố chính sách bổ sung có thể sẽ xảy ra tại các cuộc họp trong tương lai.”

Giữa các quan điểm xung đột, cuộc họp tháng 6 của FOMC đang định hình về một quyết định tạm dừng hoặc tăng lãi suất khác, và làm mất đi sự đồng thuận mạnh mẽ giữa 18 quan chức của ngân hàng trung ương.

Giữ lại khả năng linh hoạt

Theo biên bản, “nhiều người tham gia cuộc họp quan tâm đến việc giữ lại khả năng linh hoạt."

Ông Waller đã lặp lại quan điểm đó vào thứ Tư, nói rằng dữ liệu kinh tế kể từ cuộc họp trước chưa cung cấp rõ ràng những gì cần làm với lãi suất tại cuộc họp tiếp theo. Ông nói: “Chúng tôi cần duy trì sự linh hoạt để đưa ra quyết định tốt nhất vào tháng Sáu.

Tuần trước, chủ tịch Powell đã trích dẫn những tác động chậm trễ của việc Fed thắt chặt chính sách trong 14 tháng qua và những lo lắng về sự ổn định tài chính là lý do khiến các quan chức có thể tạm dừng và cho chính sách của họ thời gian để phát huy tác dụng.

“Chúng ta đã đi một chặng đường dài trong việc thắt chặt chính sách, và lập trường của chính sách đang là hạn ché, chúng ta phải đối mặt với sự không chắc chắn về những tác động chậm trễ của việc thắt chặt cho đến nay và căng thẳng tín dụng từ khủng hoảng ngân hàng gần đây,” ông Powell cho biết hôm thứ Sáu tại Washington. “Đã tiến xa đến mức này, chúng ta có thể đủ khả năng xem xét dữ liệu và triển vọng phát triển để đưa ra những đánh giá cẩn thận.”

Rủi ro lạm phát

Tuy nhiên, một số đồng nghiệp của ông đã phản đối, lập luận rằng lãi suất cần phải tiếp tục tăng cao hơn trong bối cảnh thị trường việc làm vẫn đang phát triển mạnh mẽ và áp lực giá cả dai dẳng.

Những người ủng hộ chính sách lo lắng rằng lạm phát không giảm đủ nhanh và sẽ không giảm trừ khi họ đạp phanh mạnh hơn.

“Hầu hết tất cả những người tham gia đều tuyên bố rằng, với lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu dài hạn của ủy ban và thị trường lao động vẫn thắt chặt, rủi ro đối với triển vọng lạm phát vẫn là yếu tố chính định hình triển vọng chính sách. Một số ít người tham gia cho biết lạm phát cũng có rủi ro giảm.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ