Biên bản FOMC: Các quan chức Fed bày tỏ sự thận trọng về việc xoay trục quá nhanh
Đoàn Phương Thảo
Junior Analyst
Các quan chức Fed cho biết sẽ không vội cắt giảm lãi suất và bày tỏ sự thận trọng về lạm phát, theo biên bản từ phiên họp công bố hôm thứ Tư.
Cuộc thảo luận diễn ra khi các nhà hoạch định chính sách không chỉ quyết định giữ nguyên lãi suất mà còn thay đổi tuyên bố sau cuộc họp để chỉ ra rằng sẽ không có đợt cắt giảm nào cho đến khi FOMC thực sự tin tưởng rằng lạm phát đang giảm.
“Hầu hết các thành viên trong cuộc họp đều xem xét một cách thận trọng rủi ro của việc xoay trục quá nhanh và nhấn mạnh tầm quan trọng của những dữ liệu sắp tới trong việc đánh giá liệu lạm phát có giảm bền vững xuống 2% hay không.”
Hầu hết các thành viên đều cho rằng Fed đã thành công trong việc hạ thấp tỷ lệ lạm phát, khi mà vào giữa năm 2022, lạm phát đã đạt mức cao nhất trong hơn 40 năm.
Tuy nhiên, các quan chức muốn biết thêm thông tin trước khi bắt đầu nới lỏng chính sách, đồng thời nói rằng việc tăng lãi suất có thể sẽ kết thúc trong năm nay.
Biên bản nêu rõ: “Các nhà hoạch định chính sách dự báo lãi suất có thể đã đạt đỉnh trong chu kỳ thắt chặt này"
Trước cuộc họp, một loạt báo cáo cho thấy lạm phát, tuy vẫn ở mức cao, nhưng đang quay trở lại mục tiêu 2%. Do đó, các quan chức cho biết sẽ “đánh giá thận trọng” dữ liệu sắp tới và lo lắng về việc hạ lãi suất quá nhanh.
Các quan chức “vẫn lo ngại rằng lạm phát tăng cao tiếp tục gây tác động tiêu cực cho các hộ gia đình”.
Biên bản phản ánh một cuộc tranh luận nội bộ về việc Fed sẽ muốn hành động nhanh như thế nào khi xem xét đến sự không chắc chắn về triển vọng.
Kể từ cuộc họp ngày 30-31 tháng 1, cách tiếp cận thận trọng đã được đưa ra khi các số liệu về giá tiêu dùng và giá sản xuất cho thấy lạm phát đang nóng hơn dự kiến và vẫn vượt xa mục tiêu 2% trong 12 tháng của Fed.
Nền kinh tế ổn định, tăng trưởng với tốc độ 2.5% hàng năm vào năm 2023, các thành viên FOMC cho rằng việc 11 lần tăng lãi suất liên tiếp được thực hiện vào năm 2022 và 2023 không cản trở đáng kể đến tăng trưởng.
Ngược lại, thị trường lao động Mỹ tiếp tục mở rộng với tốc độ chóng mặt, bổ sung thêm 350,000 lao động trong bảng lương phi nông nghiệp tháng 1. Dữ liệu kinh tế quý đầu tiên cho đến nay đang chỉ ra mức tăng trưởng GDP là 2.9%, theo Fed Atlanta.
Cùng với cuộc thảo luận về lãi suất, các thành viên cũng đưa vấn đề nắm giữ trái phiếu lên bảng cân đối kế toán của Fed. Kể từ tháng 6 năm 2022, Fed đã để hơn 1.3 nghìn tỷ USD Trái phiếu chính phủ và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp đáo hạn và không tái đầu tư số tiền thu về.
Dự trữ bắt buộc đang dồi dào
Biên bản chỉ ra rằng một cuộc thảo luận sâu hơn sẽ diễn ra tại cuộc họp tháng 3. Trước đó, các nhà hoạch định chính sách cho biết có thể sẽ áp dụng cách tiếp cận từ từ đối với “thắt chặt định lượng”. Câu hỏi thích hợp là mức dự trữ bắt buộc phải cao như thế nào mới đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng. Fed cho rằng mức dự trữ hiện tại đang khá “dồi dào”.
Câu hỏi lớn sắp tới sẽ là cần nới lỏng đến mức nào để hỗ trợ tăng trưởng và kiểm soát lạm phát?
Có một số lo ngại rằng tốc độ tăng trưởng tiếp tục quá nhanh.
Trong tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 3.1% so với cùng kỳ. Theo Fed Atlanta, giá nhà ở không biến động nhiều, tăng 4.6%. Giá sản xuất tăng 0.3% hàng tháng, cao hơn nhiều so với kỳ vọng của Phố Wall.
Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “60 Minutes” của CBS được phát sóng chỉ vài ngày sau cuộc họp FOMC, Chủ tịch Jerome Powell cho biết: “Với nền kinh tế mạnh mẽ như vậy, chúng tôi cảm thấy mình đã tới gần thời điểm phải đặt câu hỏi khi nào thì bắt đầu giảm lãi suất.” Ông nói thêm rằng ông đang tìm kiếm “thêm bằng chứng cho thấy lạm phát đang giảm xuống mức 2% một cách bền vững”.
Do đó, thị trường đã phải điều chỉnh lại kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất.
Bloomberg