Biến đổi khí hậu: "Thiên nga đen" đang rình rập thị trường

Biến đổi khí hậu: "Thiên nga đen" đang rình rập thị trường

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

10:29 22/07/2024

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu rất khó khăn một phần vì con người rất kỳ lạ. Thật khó để khiến họ quan tâm đến hạnh phúc tương lai của chính họ, chưa kể đến toàn bộ thế hệ tương lai. Con người không để tâm đến tích góp cho lúc nghỉ hưu và cũng bỏ qua những ngày tập chân cần thiết. Liệu họ còn có thể quan tâm đến những đứa cháu tưởng tượng của mình?

Nhưng mọi người lại quan tâm đến giá cổ phiếu. Toàn bộ đế chế truyền thông và những công việc béo bở đến từ việc bàn luận về giá cổ phiếu. Không giống như những chi tiết mờ nhạt về cuộc đời của những đứa con chưa sinh ra, giá cổ phiếu lại rất cụ thể. Đường đi lên, Đường đi xuống. Cổ phiếu chỉ đơn giản như vậy.

Vì vậy, có thể điều này sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người: Biến đổi khí hậu sẽ thực sự ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Rủi ro Tác động Khí hậu EDHEC ước tính việc không làm chậm quá trình nóng lên của hành tinh do khí nhà kính sẽ làm giảm 40% giá trị vốn chủ sở hữu toàn cầu. Tính đến các sự kiện làm tăng tốc biến đổi khí hậu, chẳng hạn như sự tàn lụi của rừng nhiệt đới Amazon hoặc vụ khí nhà kính thoát ra do lớp băng vĩnh cửu tan chảy, tổn thất thị trường tăng lên 50%. Mặt khác, nếu thế giới cùng nhau hành động và hạn chế sự nóng lên ở mức 2 độ C so với mức trung bình thời tiền công nghiệp, thì tác động lên giá cổ phiếu sẽ chỉ từ 5% đến 10%.

Điều quan trọng ở đây là cổ phiếu sẽ không sụt giảm chỉ một lần, tác giả bài nghiên cứu Riccardo Rebonato, giáo sư tài chính tại trường Kinh doanh EDHEC ở London và cựu giám đốc điều hành Pimco, đã cảnh báo trong một hội thảo trực tuyến. Sẽ không có sự đảo ngược nào về mức trung bình. Nhiều khả năng đây sẽ một chuyến hành trình dài giống như “Những thập kỷ mất mát” của Nhật Bản.

“Sau Covid, các nền kinh tế đã ghi nhận GDP sụt giảm nhưng cũng đã phục hồi. Trong khi đó, biến đổi khí hậu sẽ khiến giá cổ phiếu liên tục sụt giảm và sẽ không có sự phục hồi nào,” Rebonato nói. “Đây có thể là ‘Thế hệ mất mát do khí hậu’ về lợi nhuận vốn cổ phần.”

Rebonato lưu ý rằng bài báo EDHEC dự báo tổn thất trên thị trường chứng khoán lớn hơn nhiều so với hầu hết các nghiên cứu khác. Điều đó một phần là do những nghiên cứu khác tập trung vào chi phí của việc chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu sang sử dụng năng lượng tái tạo thay vì sự tàn phá khổng lồ mà biến đổi khí hậu sẽ gây ra đối với tăng trưởng.

Nghiên cứu của Rebonato, tính đến cả quá trình chuyển đổi và thiệt hại, phù hợp hơn với bài báo gần đây của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia ước tính mức thiệt hại 12% đối với GDP toàn cầu cho mỗi độ C nóng lên. Thêm vào đó, Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam gần đây đã cảnh báo rằng thu nhập toàn cầu sẽ giảm 19% vào năm 2050, ngay cả khi chúng ta cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải bắt đầu từ hôm nay. Người ta ước tính thiệt hại 38 nghìn tỷ USD mỗi năm do biến đổi khí hậu.

Nhiều nhà nghiên cứu bỏ qua thiệt hại về khí hậu, cho rằng vì điều này còn khá xa vời trong tương lai nên thị trường sẽ không để tâm nhiều. Tuy nhiên, nghiên cứu của EDHEC lập luận rằng các nhà đầu tư sẽ ngày càng coi trọng tiền hơn khi nền kinh tế suy yếu.

Vì vậy, trong những ngày đầu của biến đổi khí hậu, khi tăng trưởng kinh tế vẫn còn tương đối mạnh, các nhà đầu tư sẽ không quan tâm nhiều đến những tổn thất trong tương lai. Dù sao thì chúng ta cũng giàu có! Hãy mua một chiếc du thuyền! Nhưng khi trái đất ngày càng nóng lên và tổn thất ngày càng gia tăng, hậu quả sẽ trở nên đau đớn hơn rất nhiều. Việc xem nhẹ biến đổi khí hậu sẽ chỉ còn là chuyện trong quá khứ, như băng và tuyết.

Giống như các vật thể trong gương chiếu hậu, thiệt hại do biến đổi khí hậu đã đến gần hơn những gì bạn tưởng. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, các thảm họa thời tiết đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 1.5 nghìn tỷ USD trong những năm 2010, tăng gần gấp 10 lần so với những năm 1970 sau khi điều chỉnh theo lạm phát. Công ty tái bảo hiểm Swiss Re cho rằng tổn thất được bảo hiểm do thiên tai sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới.

Những con số như vậy đã đánh giá thấp tác động tiềm ẩn của biến đổi khí hậu đối với tăng trưởng kinh tế. Như Rebonato lưu ý, nhiệt độ cực cao, mực nước biển dâng và các tác động lâu dài khác của hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ gây thiệt hại nhiều hơn cho sức khỏe và năng suất của con người so với các thảm họa riêng lẻ như bão hoặc cháy rừng.

Rebonato nói: “Có lẽ chúng ta đang tập trung quá nhiều vào các sự kiện thảm khốc hơn là những thiệt hại lâu dài. Một vấn đề trường kỳ mà biến đổi khí hậu có thể dẫn đến là mất năng suất, mất hiệu quả, dù không rõ ràng nhưng vấn đề này đang tiềm ẩn và sẽ tạo ra lực cản liên tục.”

Từ đó, một “Thế hệ mất mát” mới lại xuất hiện.

Nghiên cứu của EDHEC là một lời nhắc nhở khác rằng mức giá ước tính 215 nghìn tỷ USD (và đang tăng lên) để tránh tình trạng nóng lên toàn cầu tồi tệ nhất cuối cùng sẽ mờ nhạt so với chi phí của việc không làm gì. Và dù những ước tính này có vẻ lớn, Rebonato vẫn cho rằng con số này vẫn còn khá ít. Mô hình của ông giả định các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ luôn cắt giảm lãi suất khi nền kinh tế tăng trưởng yếu đi. Lãi suất thấp sẽ khiến giá cổ phiếu tăng lên. Nhưng đại dịch, hạn hán và những thảm họa toàn cầu khác cũng làm tăng lạm phát và nợ công. Điều đó hạn chế mức độ các ngân hàng trung ương có thể giảm lãi suất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Một phát hiện quan trọng khác của nghiên cứu EDHEC là những ước tính thiệt hại này vẫn chưa được định giá vào thị trường. Nhiều nhà phân tích đã tìm kiếm phần bù rủi ro khí hậu trong nhiều năm và chỉ tìm thấy một vài dấu hiệu. Ở một mức độ nào đó, điều đó có lý: Chúng ta chỉ có thể đoán được thiệt hại vào thời điểm này. Thị trường có thể lạc quan cho rằng chúng ta sẽ tránh được điều tồi tệ nhất. Nhưng chúng ta cũng có thể giống như những người không tiết kiệm được tiền để nghỉ hưu, đến một ngày khi mà chúng ta mơ tưởng về tương lai tốt đẹp, thì lại không còn tương lai nào cả.
,

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Vàng tăng vọt do lo ngại về chiến tranh ở Ukraine, cổ phiếu công nghệ phục hồi

Giá vàng có vẻ sẽ đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất trong hơn 13 tháng vào thứ Sáu khi căng thẳng địa chính trị leo thang thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến tài sản an toàn, trong khi sự phục hồi của công nghệ đã đẩy cổ phiếu châu Á tăng cao hơn sau khi lo ngại về tăng trưởng doanh số của Nvidia giảm bớt.
Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Vladimir Putin leo thang căng thẳng với thử nghiệm tên lửa

Nga vừa phóng tên lửa chiến lược RS-26 nhằm vào Ukraine, đánh dấu bước leo thang đáng chú ý nhưng mang tính thăm dò và có thể đảo ngược. Cuộc tấn công không chỉ gửi thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây mà còn hé lộ những tính toán nhằm tránh làm mất lòng các đồng minh và duy trì ổn định nội bộ.
Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Thị trường vàng đang chứng kiến đà tăng ấn tượng, hướng đến tuần giao dịch tốt nhất trong năm vào ngày thứ Sáu. Sự bứt phá này đến từ việc các nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn khi căng thẳng Nga-Ukraine ngày càng leo thang, đồng thời họ cũng đang theo dõi sát sao khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall

Cổ phiếu châu Á và vàng tăng mạnh sau khi Phố Wall phục hồi, nhờ vào sự lạc quan về triển vọng của Nvidia và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của Tổng thống đắc cử Trump. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị và vụ kiện chống lại Gautam Adani cũng khiến giá dầu và vàng tiếp tục tăng.
Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ

Chính quyền Trump đang thể hiện lập trường cứng rắn, khẳng định sẽ chấm dứt tình trạng các nhóm vận động hành lang năng lượng xanh và các tổ chức toàn cầu lợi dụng nguồn lực tài chính và ảnh hưởng để làm suy yếu vị thế dẫn đầu về năng lượng cũng như triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ