Bitcoin tăng vọt liệu có liên quan đến nợ công Hoa Kỳ?

Bitcoin tăng vọt liệu có liên quan đến nợ công Hoa Kỳ?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

15:54 29/02/2024

Dữ liệu về GDP điều chỉnh quý 4/2023 và đà tăng vượt mốc 60,000 USD của Bitcoin có vẻ không liên quan nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Mới đây, hai sự kiện đã xảy ra:

  • Văn phòng Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA) công bố bản điều chỉnh đầu tiên về GDP quý 4/2023. Con số này chỉ có thể phản ánh tình trạng kinh tế Mỹ cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiện hiện tại chỉ còn vài tuần nữa là đến quý 2/2024.
  • Bitcoin tăng vọt, vượt mốc 60,000 USD, chỉ còn cách mức cao kỷ lục chưa đến 10,000 USD.

Mặc dù thoạt nhìn 2 sự kiện này có vẻ độc lập với nhau, nhưng thật ra chúng lại có mối liên hệ chặt chẽ. Đầu tiên, GDP quý 4 đã tăng 3.2%, giảm nhẹ so với mức ước tính đầu tiên là 3.3%.

Mặc dù điều này đã được dự đoán, nhưng theo như báo cáo của BEA, mức tăng trong quý 4 chủ yếu phản ánh sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng, xuất khẩu và chi tiêu của chính quyền địa phương. Mặt khác, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên.

  • Chi tiêu tiêu dùng tăng phản ánh sự gia tăng ở cả lĩnh vực dịch vụ và hàng hóa. Trong lĩnh vực dịch vụ, những yếu tố đóng góp chính là chăm sóc sức khỏe, dịch vụ lưu trú và ăn uống, các dịch vụ khác (dẫn đầu là du lịch quốc tế). Trong lĩnh vực hàng hóa, yếu tố đóng góp hàng đầu vào mức tăng này là các hàng tiêu dùng không lâu bền khác (dẫn đầu là các sản phẩm dược phẩm), hàng hóa phục vụ mục đích giải trí và di chuyển.
  • Xuất khẩu tăng phản ánh sự gia tăng ở cả hàng hóa (dẫn đầu là xăng dầu) và dịch vụ (dẫn đầu là dịch vụ tài chính).
  • Chi tiêu của chính quyền địa phương tăng phản ánh sự gia tăng trong cả chi đầu tư (dẫn đầu bởi khoản đ ầu tư vào các công trình xây dựng) và chi tiêu tiêu dùng (dẫn đầu bởi khoản lương thưởng cho người lao động).

So sánh ước tính đầu tiên với hiện tại, có thể nhận thấy một số điểm đáng chú ý:

  • Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) được ước tính tăng 3% so với cùng quý năm trước, tăng mạnh hơn ước tính ban đầu (tăng 2.8%) và đóng góp 2% vào GDP (3.21%), tăng so với mức 1.91% trong ước tính ban đầu.
  • Đầu tư tài sản cố định đóng góp 0.43% vào GDP, tăng so với mức 0.31% ước tính ban đầu.
  • Chi tiêu chính phủ cũng tăng 0.73%, đóng góp khoảng 25% vào GDP.

Tuy nhiên, những cải thiện này bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm đáng kể trong biến động hàng tồn kho tư nhân, giảm từ mức tăng 0.07% xuống mức giảm 0.27%.

Nhưng những dữ liệu trên có liên quan gì đến đà tăng đột biến của bitcoin?

GDP danh nghĩa của Mỹ đã tăng từ 27.61 nghìn tỷ USD trong quý 3 lên 27.94 nghìn tỷ USD trong quý 4, tương ứng với mức tăng 334.5 tỷ USD.

Nguồn gốc của sự gia tăng này dường như đến từ nợ chính phủ. Dữ liệu từ Bộ Tài chính Mỹ cho thấy, nợ công của Mỹ đã tăng từ 33,167 nghìn tỷ USD vào ngày 30/9/2023 lên 34,001 nghìn tỷ USD vào ngày 31/12/2023.

Điều này có nghĩa là trong quý 3, Mỹ đã phải tăng thêm 834.2 tỷ USD nợ công để đạt được mức tăng trưởng GDP danh nghĩa là 334.5 tỷ USD. Nói cách khác, cứ mỗi 1 USD tăng trưởng GDP thì tương ứng với 2.5 USD nợ công.

Điều này cũng phần nào giải thích tại sao Bitcoin hiện đang giao dịch ở mức 60,000 USD, mức cao nhất kể từ cuối năm 2021, và tại sao nó sẽ không chỉ vượt qua mức cao nhất mọi thời đại trong vài ngày tới mà sẽ còn tăng mạnh hơn rất nhiều, bởi vì Mỹ hiện đã "vượt qua điểm không thể quay lại".

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sau động thái của Fed, Biden tự tin khẳng định vai trò của mình trong việc tăng cường sức mạnh kinh tế

Tổng thống Biden nhấn mạnh rằng ông không tuyên bố đã chiến thắng hoàn toàn lạm phát. Thay vào đó, ông đang ghi nhận một bước tiến quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế sau đại dịch. Ông coi đây là một điểm chuyển hướng đáng kể, báo hiệu sự chuyển biến tích cực trong nỗ lực ổn định nền kinh tế và kiềm chế áp lực giá cả.
Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Động thái cắt giảm lãi suất 50bps của Fed có thể tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng như thập niên 1990

Từ đầu thập kỷ này, tác giả đã tập trung vào ba kịch bản: một là sự bùng nổ kinh tế kiểu "Roaring 2020s" như thập niên 1920, hai là sự tăng giá chóng mặt của thị trường chứng khoán như thập niên 1990, và ba là một kịch bản giống "That '70s Show" với các cú sốc địa chính trị đẩy giá dầu và lạm phát tăng vọt.
Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Động thái mạnh tay của Fed: Cắt giảm 50 bps lãi suất - Cứu cánh hay rủi ro cho nền kinh tế?

Ồ, Fed vừa hạ lãi suất quỹ liên bang 50 bps vào ngày hôm kia, và nền kinh tế đã phản ứng ngay lập tức. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, hai cuộc khảo sát kinh doanh khu vực cho thấy sự tăng trưởng trong tháng 9, trong khi Chỉ số Kinh tế Đồng hành đạt mức cao kỷ lục mới vào tháng 8! Tất nhiên, chúng tôi chỉ đùa thôi.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ