BlackRock: Căng thẳng Mỹ-Trung là rủi ro địa chính trị lớn nhất

BlackRock: Căng thẳng Mỹ-Trung là rủi ro địa chính trị lớn nhất

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

08:13 24/10/2023

Theo BlackRock, căng thẳng Mỹ-Trung vẫn là rủi ro địa chính trị hàng đầu mà thị trường toàn cầu phải đối mặt, gần như không có dấu hiệu tan băng trong quan hệ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Căng thẳng giữa hai quốc gia được xếp hạng rủi ro cao trong ma trận rủi ro địa chính trị tháng 10 của Viện Đầu tư BlackRock, với điểm chú ý là 1.5, gần gấp đôi so với một cuộc tấn công khủng bố lớn. Ngược lại, điểm cho xung đột ở Trung Đông sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel cũng như cuộc chiến giữa Nga và NATO chỉ là -0.65 và 0.37.

Các chiến lược gia địa chính trị cho biết trong báo cáo: “Mỹ và Trung Quốc đã chuyển sang thế cạnh tranh lâu dài. Cả hai bên đều tìm cách ổn định mối quan hệ, tuy nhiên sự tan băng là rất mong manh." Họ đặc biệt nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và việc Bắc Kinh sẵn sàng gây áp lực với Đài Loan, nói rằng các sự kiện địa chính trị tác động ngắn hạn đến thị trường và kinh tế trước đây đã trở thành rủi ro cấu trúc.

Các chiến lược gia của BlackRock cho biết: “Mỹ đang tăng cường hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Đài Loan. Chúng tôi không dự báo động thái quân sự nào ở thời điểm hiện tại nhưng ngày càng có khả năng sẽ diễn ra trong tương lai. Một cột mốc quan trọng là cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan vào tháng 1/2024.”

Cuối tuần qua, truyền thông Trung Quốc đưa tin chính quyền đang tiến hành kiểm toán thuế và xem xét việc sử dụng đất của Foxconn, công ty có nhà sáng lập tỷ phú Terry Gou đang vận động tranh cử trở thành tổng thống Đài Loan.

Gabriel Wildau, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Teneo Holdings LLC ở New York, cho biết: “Cuộc rà soát này vô cùng bất ngờ vì Gou có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo ở Trung Quốc và Foxconn đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cấp cao có lẽ không hài lòng khi Gou gây vấn đề trong chiến dịch tranh cử tổng thống Đài Loan. Các hành động chống lại Foxconn dường như gửi một thông điệp tới Gou rằng ông nên xem xét tình hình chính trị thay vì thỏa mãn tham vọng của bản thân.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ