Bloomberg: Chu kỳ tăng lãi suất của RBA đã kết thúc

Bloomberg: Chu kỳ tăng lãi suất của RBA đã kết thúc

17:39 01/08/2023

Dư địa thắt chặt thêm đang không còn nhiều khi những lần tăng lãi suất trước đó đang ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm giảm nhu cầu trong khi thị trường lao động hạ nhiệt.

Nếu RBA thực sự lo lắng về rủi ro lạm phát kéo dài, thì họ đã phải hành động hôm nay. Bloomberg cho rằng quyết định giữ nguyên lãi suất và đánh giá tác động của việc tăng lãi suất của ngân hàng trung ương có khả năng được lặp lại trong những tháng tiếp theo, và bình luận rằng sẽ tiếp tục thắt chặt chỉ mang tính đe dọa.

Trọng tâm có thể dời sang việc lãi suất sẽ được duy trì ở mức cao nhất trong bao lâu - quan điểm của chúng tôi là RBA sẽ bắt đầu xoay trục trong quý I/2024.

RBA đã giữ nguyên lãi suất ở mức 4.10%. Thị trường kỳ vọng lãi suất tăng 25 điểm cơ bản lên 4.35%, giống với Bloomberg.

Ngân hàng trung ương dự báo rằng lạm phát sẽ quay trở lại trong khoảng mục tiêu từ 2-3% vào cuối năm 2025. Điều đó là tín hiệu rõ ràng rằng chu kỳ thắt chặt lãi suất hiện đã kết thúc và chính sách sẽ được giữ nguyên.

Vẫn còn khả năng lạm phát bất ngờ tăng vọt, khiến ngân hàng trung ương tiến hành thắt chặt hơn nữa.

Mô tả của RBA về triển vọng tăng trưởng kinh tế khá giống với triển vọng của nền kinh tế trong tháng 5, với tăng trưởng dưới xu hướng kéo dài. Ngân hàng trung ương dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng thêm 1% vào cuối năm 2024 - khớp với triển vọng thị trường lao động trước đó.

RBA đã lặp lại rằng họ cho rằng có thể cần thắt chặt hơn nữa. Nhưng càng chờ lâu, càng có nhiều bằng chứng cho thấy nền kinh tế đang chậm lại - khiến khả năng thắt chặt khó hơn.

Bloomberg cho rằng chu kỳ tăng lãi suất của RBA đã kết thúc, và giai đoạn tiếp theo sẽ là giảm. Dữ liệu suy yếu sẽ thúc đẩy RBA hạ lãi suất vào đầu năm sau.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?

Thị trường tài chính đối mặt với nhiều bất ổn khi chính quyền Trump tái thiết lập các chính sách kinh tế đầy thách thức, buộc nhà đầu tư phải tìm kiếm chiến lược phù hợp. Trong bối cảnh rủi ro lạm phát và cơ hội thị trường đan xen, việc cân bằng giữa phòng ngừa rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận dài hạn trở nên cấp thiết.
Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?

Quá trình chuyển giao quyền lực của Trump đối mặt với nhiều quyết định khó khăn, đặc biệt là trong các vấn đề ngân sách và đối ngoại. Mặc dù ông đã xây dựng một chiến lược tranh cử mạnh mẽ, nhưng hiện tại chưa rõ ông sẽ thực hiện những chính sách này như thế nào khi nắm quyền.
Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ thực chất là giám đốc tài chính quốc gia, đồng thời là cố vấn kinh tế chính của Tổng thống. Vai trò của Bộ trưởng bao gồm việc đề xuất và thực hiện chính sách tài khóa, trong đó có việc quản lý nợ công. Với bối cảnh thâm hụt ngân sách hàng nghìn tỷ USD và khoản nợ công hiện tại lên tới 36 nghìn tỷ USD, nhiều người cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ trưởng là quản lý khoản nợ khổng lồ này. Tuy nhiên, có một nhiệm vụ khác còn quan trọng hơn: khẳng định rõ ràng rằng việc duy trì đồng USD mạnh vẫn là lợi ích tối cao của Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ