BoC và những lo ngại trên thị trường việc làm

BoC và những lo ngại trên thị trường việc làm

10:28 12/03/2021

Các quan chức của Ngân hàng Trung ương Canada bắt đầu lo ngại về sự phục hồi không đồng đều của thị trường lao động, và quyết định duy trì gói kích thích tiền tệ

Trong một bài phát biểu hôm thứ Năm nhằm làm rõ những thông điệp của NHTW, Phó Thống đốc Lawrence Schembri cho biết ban lãnh đạo của ngân hàng trung ương đã dành nhiều thời gian để cân nhắc cả các tín hiệu tích cực lẫn tiêu cực trong dữ liệu kinh tế gần đây, tuy nhiên kết luận cuối cùng được đưa ra là nền kinh tế vẫn tiếp tục cần được hỗ trợ.

“Cuối cùng, Hội đồng Thống đốc đã quyết định rằng nền kinh tế vẫn cần sự hỗ trợ đặc biệt từ chính sách tiền tệ của BOC” Schembri cho biết. Ông trích dẫn sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp dài hạn, tác động không đồng đều của việc người dân mất việc làm, cùng với sự bùng phát khó lường trước được của vi-rút.

Phát ngôn này đồng nhất với những quyết định hôm thứ Tư. Với việc thị trường lao động còn yếu kém mặc dù dữ liệu gần đây cho thấy sức mạnh hồi phục đáng ngạc nhiên trong nền kinh tế, tuyên bố này đưa ra tín hiệu cho thấy ngân hàng trung ương sẵn sàng hỗ trợ chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng.

Schembri cho biết nền kinh tế đang có nhiều động lực hồi phục hơn so với dự báo của ngân hàng trung ương. Nó được thúc đẩy bởi mọi thứ, từ giá nhà ở đến giá hàng hóa đều tăng. Tuy nhiên, ban lãnh đạo BOC nhận thấy thị trường lao động vẫn còn những diễn biến trái chiều và con đường để nó hồi phục hoàn toàn vẫn còn rất xa. 

Các quan chức ngân hàng trung ương cũng tranh luận về việc nền kinh tế đã thay đổi thế nào trong đại dịch. Ngân hàng Canada sẽ cần phải tìm ra câu trả lời trong trong Báo cáo chính sách tiền tệ tiếp theo của mình, đồng thời cũng sẽ phải sửa đổi các dự báo về tốc độ hồi phục của nền kinh tế hậu đại dịch.

Ông Schembri cho biết: “Chúng tôi tái khẳng định cam kết giữ lãi suất chính sách ở mức thấp kỷ lục 0.25% cho đến khi tình trạng suy thoái kinh tế được khắc phục, nhờ vậy, lạm phát có thể quay trở lại mục tiêu 2% một cách bền vững. Trong dự báo tháng 1, mục tiêu lạm phát này sẽ không đạt được cho đến năm 2023 và chúng tôi sẽ sớm cập nhật dự báo của mình vào tháng 4”.

Schembri thừa nhận rằng ngân hàng sẽ nâng kỳ vọng lạm phát trong ngắn hạn, mặc dù họ vẫn tin rằng việc tăng lạm phát sẽ chỉ là tạm thời do nền kinh tế đang dư thừa công suất. 

Ông Schembri cho biết: “Hiện chúng tôi kỳ vọng rằng lạm phát sẽ tạm thời vượt lên trên mức mục tiêu 2% trong những tháng tới nhưng chúng vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát từ 1 đến 3%. Điều đó phản ánh mức tăng của giá xăng dầu kết hợp với việc điều chỉnh giá nhiều loại hàng hóa và dịch vụ- vốn giảm mạnh khi đại dịch xảy ra cách đây một năm”.

Ông cho biết: “Sau đó, với công suất dư thừa của nền kinh tế,chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ dừng ở mức vừa phải.”

Schembri đã lưu ý ba rủi ro chính đe dọa sự hồi phục của nền kinh tế bao gồm “làn sóng” thứ 3 của đại dịch bùng nổ và các lệnh đóng cửa, sự chậm trễ trong quá trình triển khai vắc xin và sự bủng nổ của vi-rút mới biến chủng khó lường trước được. 

Schembri cũng đánh giá về các khoản tiết kiệm tích lũy trong đại dịch, mà ông ước tính lên tới 180 tỷ đô la Canada (143 tỷ đô la Mỹ). Trong những dự báo hồi tháng 1, ngân hàng nói rằng những khoản tiết kiệm đó sẽ không được sử dụng, nhưng Schembri cho biết “Việc sử dụng các khoản tiền này có thể là điều tích cực, đặc biệt trong bối cảnh vi-rút được kiểm soát và niềm tin người tiêu dùng được cải thiện”. 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Goldman Sachs: Dữ liệu tín dụng mới của Trung Quốc là một "mớ hỗn độn đáng thất vọng", làm dấy lên đồn đoán về QE?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Goldman Sachs: Dữ liệu tín dụng mới của Trung Quốc là một "mớ hỗn độn đáng thất vọng", làm dấy lên đồn đoán về QE?

Dữ liệu tín dụng mới của Trung Quốc gây thất vọng, khiến nhiều người đồn đoán về khả năng nước này sẽ triển khai nới lỏng định lượng (QE). Sự yếu kém trong tăng trưởng tín dụng và tài chính xã hội đã làm dấy lên kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ phải thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để hỗ trợ nền kinh tế.
Bầu cử Mỹ: Cơn ác mộng kinh tế của châu Âu?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Bầu cử Mỹ: Cơn ác mộng kinh tế của châu Âu?

Cuộc bầu cử Mỹ ngày 5/11 đặt nền kinh tế châu Âu trước một "kịch bản ít bất lợi nhất": hoặc đối mặt với nhiệm kỳ tổng thống đầy thách thức của Kamala Harris, hoặc tái đối đầu với Donald Trump - một viễn cảnh có thể gây tổn thương sâu sắc hơn cả so với lần trước.
Bắc Kinh cần “nghiêm túc” trong việc tái thiết nền kinh tế Trung Quốc?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Bắc Kinh cần “nghiêm túc” trong việc tái thiết nền kinh tế Trung Quốc?

Gói kích thích do PBoC công bố vào tháng trước đã là một bước đi khó để theo kịp. Khi đến lượt Bộ Tài chính mô tả vai trò của mình trong việc thúc đẩy tăng trưởng không đạt yêu cầu, các nhà đầu tư lo lắng về sự thiếu sót những điều bất ngờ và mong muốn có điều gì đó lớn hơn. Rủi ro là nếu không liên tục vượt qua kỳ vọng, Bắc Kinh sẽ bị cho là không thực sự nghiêm túc trong việc tái thiết nền kinh tế.
Đồng bạc xanh tăng nhẹ, thị trường "thờ ơ" trước thông báo mới về biện pháp kích thích của Trung Quốc
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Đồng bạc xanh tăng nhẹ, thị trường "thờ ơ" trước thông báo mới về biện pháp kích thích của Trung Quốc

Trung Quốc đã công bố thêm chi tiết về các gói kích thích, tuy nhiên quy mô vẫn còn là ẩn số. Thị trường chuyển hướng chú ý sang các sự kiện khác trong tuần do cổ phiếu phản ứng không mấy ấn tượng. Euro và Bảng Anh đi ngang trước thềm quyết định của ECB và số liệu CPI Anh.
Pháp "hỗn loạn" và Đức "ốm yếu", châu Âu cần một "liệu pháp khẩn cấp" cho hai quốc gia này?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Pháp "hỗn loạn" và Đức "ốm yếu", châu Âu cần một "liệu pháp khẩn cấp" cho hai quốc gia này?

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức lớn khi cả Pháp và Đức, hai động lực chính của liên minh, đều gặp khủng hoảng kinh tế và chính trị. Trong khi Pháp phải đối mặt với thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng, Đức cũng không khá hơn với nền kinh tế suy thoái và bất ổn chính trị. Mối quan hệ giữa hai cường quốc này, vốn là trụ cột của sự hội nhập châu Âu, đang dần suy yếu, khiến tương lai của châu lục trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ