BoE đã cứu thị trường trái phiếu như thế nào
Nguyễn Vũ Phương Nam
Junior Analyst
Những cuộc gọi dồn dập tới BoE về việc một số quỹ hưu trí của Anh đang chật vật để đáp ứng margin call xuất hiện vào hôm thứ hai tuần trước. Tới ngày thứ 4, chúng đã trở nên ngày một nguy cấp hơn
Những biến động dữ dội trên thị trường tài chính do phản ứng với kế hoạch ngân sách nhỏ của chính phủ vào ngày 23/9 cho thấy hệ thống quỹ hưu trí của Anh đang gặp rủi ro, làm dấy lên lo ngại về sự ổn định tài chính của đất nước này.
Tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Anh ông Kwasi Kwarteng về kế hoạch cắt giảm thuế và thanh toán bằng cách đi vay khiến lợi suất trái phiếu chính phủ tăng vọt. Trong những ngày sau đó, chi phí đi vay của Anh tăng mạnh nhất trong nhiều thập kỷ, trong khi GBP giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Kết quả là khá rõ ràng đối, nhưng ẩn chưa đằng sau là những những tác động vô cùng nặng nề.
Đối mặt với rủi ro sụp đồ là những công cụ tài chính khó hiểu nhằm khớp dòng tiền và rủi ro của khoản nợ hưu trí dài hạn với tài sản, vốn chưa từng đối mặt với tình trạng lợi suất trái phiếu chính phủ tăng 1 cách khủng khiếp và nhanh chóng như vậy.
Trong số những người ủng hộ BoE có các quỹ quản lý đầu tư thâm dụng nợ (LDI), một lựa chọn đơn giản của người lao động nhằm chuẩn bị cho quãng thời gian về hưu trong tương lai.
Thị trường LDI đã phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ qua với tổng tài sản đạt gần 1.6 nghìn tỷ GBP (1.79 nghìn tỷ USD) - hơn 2/3 quy mô của nền kinh tế Anh.
Các chương trình hưu trí đã buộc phải bán trái phiếu chính phủ sau khi họ thấy khó đáp ứng nhu cầu từ các quỹ LDI về tài sản thế chấp trên các vị thế phái sinh "out of the money", với giá trị đánh giá lại thấp hơn giá trị sổ sách.
Các quỹ LDI đang kêu gọi huy động tiền mặt khẩn cấp để bù đắp các vị thế thua lỗ. Bản thân các quỹ này đang phải đối mặt với margin call từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn khác.
"Chúng tôi đã thừa nhận tất cả vấn đề của mình. Bạn không thể mong đợi họ (BoE) sẽ có thể giúp gì nhiều cho bạn, phải không?" James Brundrett của nhà tư vấn hưu trí và quản lý ủy thác Mercer, đã tổ chức một cuộc họp với BoE vào ngày 26 tháng 9. "May thay, cảm ơn Chúa, họ đã lắng nghe", ông nói thêm.
Đối mặt với sự sụp đổ của thị trường, BoE đã bỏ ra 65 tỷ GBP (72.3 tỷ USD) để mua các trái phiếu dài hạn.
Và nhắc lại lời của cựu Chủ tịch ECB Mario Draghi vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ eurozone, BoE cam kết sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để mang lại sự ổn định tài chính.
Mặc dù điều này có thể đã giảm bớt áp lực đối với các quỹ hưu trí, nhưng vẫn chưa rõ BoE sẽ mua bao nhiêu vì sự bất ổn lan rộng khắp thị trường toàn cầu do kế hoạch gần đây của Thủ tướng Liz Truss, thứ đã bị IMF chỉ trích nặng nề.
Chris Philp, Chánh văn phòng Bộ Tài chính Anh, cho biết hôm thứ Năm, ông không đồng ý với lo ngại của IMF, cho rằng quyết định giảm thuế của chính phủ sẽ giúp tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Bà Truss hôm Chủ nhật đã bảo vệ và khẳng định sẽ không từ bỏ kế hoạch của mình, mặc dù từng nói rằng đề xuất cắt giảm thuế cho những người giàu là quyết định của Kwarteng, dấu hiệu đầu tiên về việc bà ấy có thể sẽ tạo ra khoảng cách với Bộ trưởng bộ tài chính.
Vào cuối một tuần đầy biến động, nhiều quỹ hưu trí vẫn đang thanh lý các vị thế để đáp ứng các yêu cầu về tài sản thế chấp trong khi một số đang yêu cầu chính khách hàng của họ hỗ trợ bằng tiền mặt. "Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra khi BoE rút khỏi thị trường này?" theo James Brundrett, nhà tư vấn hưu trí và quản lý ủy thác của Mercer, đồng thời cho biết rằng các quỹ hưu trí vẫn có khả năng có đủ tiền để củng cố các tài sản kí quỹ.
"Vào cuối ngày hôm nay (3/10), nếu điều này vẫn tiếp tục, chúng tôi sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng", một nhà quản lý quỹ tại một chương trình hưu trí doanh nghiệp lớn của Anh cho biết. “Đến sáng thứ Tư, chúng tôi sẽ coi đây là một vấn đề chung. Chúng tôi đã ở trên bờ vực, giống như năm 2008 và nó xảy ra quá nhanh".
BlackRock, một nhà quản lý LDI khác, đã nói rằng họ sẽ không cho phép các khách hàng tự bổ sung tài sản thế chấp cần thiết để giữ vị thế mở.
BlackRock cho biết vào thứ Sáu rằng họ đang cắt giảm đòn bẩy trong các quỹ, tuy nhiên vẫn sẽ tiếp tục duy trì hoạt động giao dịch của quỹ.
Vẫn chưa hết khó khăn
Có khả năng căng thẳng không chỉ xảy ra với quỹ hưu trí, mà sẽ lan rộng trong toàn ngành tài chính của Anh. Nếu các quỹ LDI vỡ nợ, các ngân hàng thu xếp các công cụ phái sinh này cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Sự căng thẳng đối với hệ thống tài chính của một nền kinh tế lớn đã ảnh hưởng đến toàn cầu, trong đó có cả trái phiếu chính phủ Mỹ và Đức. Chủ tịch Fed bang Atlanta Raphael Bostic hôm thứ Hai cảnh báo các sự kiện ở Anh có thể dẫn đến căng thẳng kinh tế lớn hơn ở châu Âu và Hoa Kỳ.
Trong khi sự can thiệp của BoE khiến lợi suất giảm mạnh, đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm trở lại mức ngày 23/9 và giảm bớt lo ngại về một cuộc khủng hoảng, các nhà quản lý quỹ, các chuyên gia hưu trí và các nhà phân tích cho rằng Anh vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Không ai biết điều gì sẽ xảy ra khi BoE ngừng mua trái phiếu vào ngày 14/10.
BoE hiện đang phải hoãn kế hoạch bán trái phiếu, dẫn đến nới lỏng tiền tệ, những đồng thời cũng đang thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua tăng lãi syaats.
BoE dự kiến sẽ tăng lãi suất hơn nữa vào tháng 11 và sẽ bám sát kế hoạch bán trái phiếu của mình.
Orla Garvey, một nhà quản lý tài sản thu nhập cố định tại Federated Hermes, cho biết: “Điều đáng lo ngại là thị trường dường như vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào lộ trình của BoE và tôi không tin rằng BoE sẽ muốn tạo ra tiền lệ này. Điều này có thể ảnh hưởng đến trái phiếu dài hạn.”
Niềm tin của các nhà đầu tư đã bị lung lay, không chỉ ở Anh.
Nhà đầu tư huyền thoại Stanley Druckenmiller cho biết: “Tình hình ở Anh khá nghiêm trọng vì 30% các khoản thế chấp là các khoản vay thả nổi lãi suất.”
Druckenmiller nói: “Bạn không thể lấy tiền của người đóng thuế để rồi mua trái phiếu với lợi suất 4%. Điều này đang tạo ra những vấn đề lâu dài."
Standard & Poor's đã cắt giảm triển vọng xếp hạng tín dụng đối với nợ chính phủ của Anh hạng AA vào thứ Sáu xuống "tiêu cực" từ mức "ổn định", cho rằng kế hoạch cắt giảm thuế của Truss sẽ khiến nợ tiếp tục tăng.
Trong khi đó, nhu cầu đối với đô la Mỹ trên các thị trường phái sinh tiền tệ tăng lên mức cao nhất kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng COVID-19 vào tháng 3 năm 2020 vào thứ Sáu, khi thị trường hỗn loạn khiến các nhà đầu tư tìm kiếm sự trú ẩn ở đồng bạc xanh
Ken Griffin, tỷ phú sáng lập Công ty chứng khoán Citadel, một trong những công ty tạo lập thị trường lớn nhất thế giới, cũng bày tỏ sự lo ngại.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy một thị trường phát triển lớn, trong một thời gian rất dài, đánh mất niềm tin từ các nhà đầu tư", Griffin nói với một hội nghị nhà đầu tư ở New York hôm thứ Tư.
Investing