BoJ "đi chậm lại" giữa sóng gió chính trường, nhưng vẫn kiên định mục tiêu tăng lãi suất

BoJ "đi chậm lại" giữa sóng gió chính trường, nhưng vẫn kiên định mục tiêu tăng lãi suất

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

10:40 16/08/2024

Thủ tướng Kishida từ chức đã tạo ra bất ổn chính trị, có thể buộc BoJ tạm hoãn kế hoạch tăng lãi suất. Tuy nhiên, BoJ không có ý định từ bỏ hoàn toàn kế hoạch này, đang từng bước nâng lãi suất từ mức gần 0.

Theo các nhà phân tích, thời gian tạm dừng này không chỉ phụ thuộc vào diễn biến cuộc đua lãnh đạo đảng cầm quyền, mà còn có tác động của biến động thị trường đối với cuộc tranh luận chính trị về tốc độ tăng lãi suất phù hợp.

Hôm thứ Tư, ông Kishida, người đã chọn Kazuo Ueda làm Thống đốc BoJ năm ngoái, tuyên bố sẽ không tham gia cuộc đua lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền vào tháng 9 tới.

BoJ đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền của ông Kishida trong việc tuyên truyền lợi ích của việc tăng lương. Vài ngày trước khi BoJ tăng lãi suất vào tháng 7, ông Kishida nói rằng việc bình thường hóa chính sách của Ngân hàng Trung ương sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Nhật Bản sang nền kinh tế tăng trưởng, thể hiện sự ủng hộ của ông đối với việc thoát khỏi chính sách lãi suất siêu thấp.

Việc ông Kishida ra đi để lại một khoảng trống chính trị, làm gia tăng sự bất ổn về chính sách kinh tế và gây khó khăn cho nỗ lực của BoJ trong việc điều hướng một cách suôn sẻ quá trình thoát khỏi chính sách tiền tệ nới lỏng.

Những người được coi là ứng cử viên hàng đầu phần lớn ủng hộ việc tăng dần lãi suất siêu thấp hiện nay của Nhật Bản, một phần như một biện pháp ngăn chặn đồng Yên giảm mạnh.

Ông Shigeru Ishiba, được coi là ứng cử viên hàng đầu kế nhiệm ông Kishida làm lãnh đạo LDP và trở thành thủ tướng, trả lời với Reuters rằng BoJ "đang đi đúng hướng chính sách" khi tăng lãi suất từ từ.

Các ứng cử viên hàng đầu khác, như các chính trị gia kỳ cựu Toshimitsu Motegi và Taro Kono, cũng kêu gọi cần tăng lãi suất và thông điệp hawkish từ BoJ.

Người duy nhất ủng hộ chính sách nới lỏng mạnh mẽ ngoài dự đoán chính là ứng cử viên Sanae Takaichi, người thuộc nhóm đảng từng ủng hộ các chính sách kích thích kinh tế của cựu thủ tướng Shinzo Abe.

"Ngoại trừ bà Takaichi, hầu hết ứng viên đều có vẻ đồng tình với việc bình thường hóa chính sách của BoJ. Điều này có nghĩa là kế hoạch tăng lãi suất lâu dài của BoJ nhiều khả năng sẽ tiếp tục suôn sẻ, không gặp trở ngại lớn," Mari Iwashita, chuyên gia theo dõi BoJ lâu năm nhận định.

CĂNG THẲNG CHÍNH TRỊ - BoJ

Theo luật, BoJ được trao quyền độc lập không bị chính phủ can thiệp trong việc hoạch định chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, về mặt lịch sử, Ngân hàng Trung ương này đã từng chịu áp lực chính trị phải sử dụng các công cụ nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích lại nền kinh tế.

Mối căng thẳng trong chính sách này một phần bắt nguồn từ quyền lực của Chính phủ. Chính phủ có quyền đề cử các thành viên hội đồng BoJ, kể cả vị trí Thống đốc. Tuy nhiên, những đề cử này phải được quốc hội chấp thuận mới có hiệu lực.

Theo các nhà phân tích, với đồng Yên yếu có thể làm trầm trọng thêm gánh nặng cho các hộ gia đình do chi phí sinh hoạt tăng cao, nhiều chính trị gia có thể sẽ ủng hộ việc tăng lãi suất từ từ trong thời gian tới.

Điều đó có nghĩa là BoJ có thể sẽ duy trì định hướng và tiếp tục tăng lãi suất - mặc dù với tốc độ chậm hơn so với dự kiến ban đầu.

Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản thực hiện từ ngày 30/7 đến 6/8 cho thấy nhiều nhà kinh tế dự báo sẽ có một đợt tăng lãi suất khác vào cuối năm nay.

"Đồng Yên yếu đã trở thành kẻ thù số 1 đối với nhiều nhà lập pháp, điều đó có nghĩa là sự phản đối chính trị đối với việc tăng lãi suất ít hơn so với trước đây," một nguồn tin thân cận với BoJ cho biết.

THỜI ĐIỂM TẠM DỪNG

Mặc dù vậy, các chuyên gia kinh tế vẫn thấy có lý do để BoJ tiếp tục tăng lãi suất. Họ chỉ ra rằng nền kinh tế Nhật Bản đã có dấu hiệu hồi phục trong 3 tháng vừa qua, chủ yếu nhờ vào việc người dân chi tiêu nhiều hơn.

BoJ đã dành rất nhiều công sức để lên kế hoạch chấm dứt chương trình “bơm tiền” kéo dài suốt 10 năm qua và không muốn bỏ dở kế hoạch này. Cụ thể, vào tháng 3, BoJ đã ngừng áp dụng chính sách lãi suất âm. Sau đó, vào tháng 7, BoJ đã tăng lãi suất ngắn hạn từ mức gần 0-0.1% lên 0.25%.

BoJ vẫn là một ngoại lệ toàn cầu về chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương này giữ lãi suất ở mức cực thấp ngay cả khi các đối tác Mỹ và châu Âu tăng mạnh kể từ năm 2022 để chống lại lạm phát cao ngất. Hiện nay, BoJ đang tăng lãi suất trong khi các quốc gia khác đã bắt đầu nới lỏng, tuy nhiên vẫn còn một chặng đường dài để dẫn tới bình thường hóa chính sách.

Thống đốc Ueda đã tuyên bố rằng việc tiếp tục tăng lãi suất là những điều chỉnh cần thiết đối với chính sách hỗ trợ tiền tệ quá mức, chứ không phải là một đợt thắt chặt toàn diện - đây là lập trường mà ông nhiều khả năng sẽ duy trì.

Tuy nhiên, BoJ cũng có lý do chính đáng để vượt qua cơn bão bằng cách giữ nguyên chính sách tại cuộc họp sắp tới vào ngày 19-20/9, thời điểm có thể gần với ngày diễn ra cuộc đua lãnh đạo LDP.

Các nhà phân tích cho rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cũng có thể làm tăng biến động thị trường và khiến BoJ không hành động trong đợt xem xét lãi suất tiếp theo vào ngày 30-31/10.

"BoJ sẽ hoãn tăng lãi suất ít nhất đến tháng 12, khi các sự kiện chính trị Nhật Bản và Mỹ kết thúc," Toru Suehiro, chuyên gia kinh tế tại Daiwa Securities nhận định.

BoJ cũng cần thời gian để xây dựng lòng tin với tân Thủ tướng, người có thể phải đợi đến tháng 11 mới được quốc hội phê chuẩn.

Xuất thân từ giới học thuật, Thống đốc Ueda không có nhiều mối quan hệ chặt chẽ trong giới chính trị. Theo một số chuyên gia, điều này có thể khiến ông gặp trở ngại trong việc “bắt sóng” nhanh chóng với ban lãnh đạo mới của đất nước.

Sự ủng hộ của giới chính trị đối với việc tăng lãi suất có thể chỉ là "cơn gió thoảng qua", đặc biệt nếu đồng Yên bất ngờ đổi chiều tăng giá.

Hồi tháng 7, quyết định tăng lãi suất của BoJ đã vô tình châm ngòi cho đợt tăng vọt của đồng Yên, đã dẫn đến sự sụt giảm giá cổ phiếu, buộc Ngân hàng Trung ương này phải quay lại với thông điệp hawkish của mình.

Naomi Muguruma, chuyên gia chiến lược hàng đầu tại Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities, nhận định: “Nếu xu hướng Yên yếu đột ngột đảo chiều, không loại trừ khả năng một số chính trị gia sẽ bắt đầu đặt câu hỏi liệu BoJ có thực sự cần tiếp tục tăng lãi suất hay không”.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ