BoJ: Hành động quan trọng hơn tín hiệu hawkish

BoJ: Hành động quan trọng hơn tín hiệu hawkish

Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

07:21 26/08/2024

Đối với các học giả và các nhà hoạch định chính sách, BoJ có thể đã làm đúng khi tăng lãi suất lần thứ hai vào tháng 7.

Vào tháng 3, BoJ cuối cùng đã "đặt dấu chấm hết" cho tám năm lãi suất âm. BoJ sẽ bắt đầu đưa ra những dấu hiệu rằng họ sẽ bắt đầu tăng lãi suất đều đặn nếu lạm phát tiếp tục theo đúng dự báo của mình. Thông điệp này đã bị phớt lờ bởi thị trường, cho đến tháng trước, thời điểm BoJ củng cố những dấu hiệu hawkish bằng hành động: nâng lãi suất ngắn hạn lên 0.25% từ mức 0-0.1% đầy bất ngờ, gây ra một làn sóng thoái lui các giao dịch "carry trade" toàn cầu, những giao dịch trong gần một thập kỷ qua đã được tài trợ bằng JPY siêu rẻ.

Sự biến động của thị trường sau đó đã buộc BoJ phải lùi bước và đưa ra cam kết rằng họ sẽ không tăng lãi suất lần nữa cho đến khi thị trường ổn định. Tuy nhiên, điều này cho thấy rằng việc thông tin từ NHTW có tác động lớn nhất khi lời nói được đi kèm với hành động.

Reuters Graphics

BoJ tăng lãi suất mục tiêu lên 0.25%, cao nhất kể từ 2008


Hành động này của BoJ tương ứng với những phát hiện trong một nghiên cứu mới được trình bày tại hội nghị Jackson Hole năm nay, nơi các nhà hoạch định chính sách của các NHTW toàn cầu thảo luận về cách cải thiện hiệu quả truyền tải thông tin tới thị trường. Bài nghiên cứu với tựa đề 'Thay đổi Nhận thức và Chính sách Tiền tệ Hậu Đại dịch" đã chỉ ra rằng, phải có những đợt tăng lãi suất đáng kể của Fed thì công chúng và thị trường mới có thể nắm bắt đầy đủ về mức độ cam kết của các nhà hoạch định chính sách trong việc đảm bảo lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% của NHTW Hoa Kỳ.

"Các hành động liên quan đến lãi suất chính sách đã đóng góp, và thậm chí trở nên cần thiết cho hiệu quả của việc truyền đạt thông tin, đặc biệt khi khung chính sách tiền tệ đang cực kỳ bất ổn" nhóm tác giả viết. "Như bằng chứng của chúng tôi cho thấy, phản ứng kịp thời của lãi suất chính sách đối với lạm phát không chỉ quan trọng trong việc tác động đến các điều kiện tài chính ngắn hạn mà còn để phát đi tín hiệu rằng các nhà hoạch định chính sách nghiêm túc trong việc phản ứng với các tin tức về lạm phát trong tương lai."

Chắc chắn, mức lạm phát cao nhất của Nhật Bản là 4.2% vào tháng 1 năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 7.1% của Hoa Kỳ đã đẩy Fed vào cuộc đua tăng lãi suất vào tháng 6 năm 2022. Lạm phát của Nhật Bản trong tháng 7 là 2.7%, duy trì trên mức mục tiêu 2% của BOJ đã hơn hai năm, cùng với việc tăng lương đang bắt đầu đẩy giá dịch vụ lên cao.

Trong các dự báo hiện tại được đưa ra vào tháng 7, BoJ dự kiến CPI lõi sẽ duy trì quanh mức mục tiêu của nó cho đến khi kết thúc vào tháng 3 năm 2027. BoJ cũng cảnh báo rằng sự mất giá của JPY có thể làm gia tăng rủi ro lạm phát, đòi hỏi phải tăng lãi suất đều đặn.

"Chúng tôi kỳ vọng rằng khi lạm phát duy trì ổn định ở mức mới gần 2%, BoJ sẽ bắt đầu bình thường hóa lãi suất chính sách," phát biểu bởi nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas với Reuters vào thứ Sáu. "Đánh giá của chúng tôi chắc chắn rằng, việc tiếp tục bình thường hóa chính sách tiền tệ trong tương lai là hoàn toàn có thể, và lãi suất chính sách sẽ tăng dần trong một khoảng thời gian," ông nói.

CẦN CÓ CHỈ ĐẠO CỤ THỂ  

BoJ đã cho biết rõ ràng về những điều kiện sẽ kích hoạt việc tăng lãi suất và rằng, các quyết định chính sách của họ được đưa ra dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, việc phải thực hiện một lần tăng lãi suất thực tế để truyền đạt thông điệp hawkish cho thấy thách thức trong việc truyền tải thông tin tới thị trường mà các quan chức BoJ, bao gồm Thống đốc Kazuo Ueda, đang phải đối mặt.

Mặc dù BoJ đã nhấn mạnh rằng việc quyết định khi nào tăng lãi suất sẽ phụ thuộc vào dữ liệu, nhưng họ đã hành động trước khi có những dấu hiệu rõ ràng hơn về việc tiêu dùng sẽ phục hồi, khiến các nhà phân tích chỉ trích. Điều này khiến họ tin rằng việc tăng lãi suất vào tháng 7 của BoJ là do mong muốn hỗ trợ JPY đang lao dốc thay vì do dữ liệu kinh tế mạnh mẽ.

Reuters Graphics

Lạm phát "siêu lõi" giảm xuống dưới mức 2%

'Vấn đề cơ bản trong việc truyền tải thông tin của BoJ là họ cần đưa ra định hướng chính sách tiền tệ hawkish hơn để ngăn chặn sự suy giảm của JPY, ngay cả khi nhiều chỉ số của nền kinh tế vẫn còn yếu," Shigeto Nagai, trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản tại Oxford Economics, cho biết.

Trong một động thái ngược lại với thông điệp hawkish hồi tháng 7, Phó Thống đốc BoJ Shinichi Uchida đã trấn an các thị trường trong tháng này rằng họ sẽ không tăng lãi suất khi thị trường vẫn còn bất ổn. Tuy nhiên, với việc tâm lý đã phần nào được khôi phục, Ueda lại một lần nữa quay trở lại với những thông điệp hawkish, tuyên bố trước quốc hội vào thứ sáu rằng BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên mức trung lập - không kích thích cũng không hạn chế nền kinh tế.

Để tránh gây hoảng loạn cho thị trường, BoJ cần một khung chính sách trung hạn với định hướng rõ ràng hơn về lộ trình tăng lãi suất dài hạn, theo một số nhà phân tích. Mặc dù BoJ đưa ra các dự báo về tăng trưởng và lạm phát dài hạn theo quý, nhưng họ không có biểu đồ dot plot dự báo lãi suất của các nhà hoạch định chính sách giống như Fed, cũng như không có ước tính về mức lãi suất trung lập.

Ueda cho biết vào thứ sáu rằng, không có đủ dữ liệu để đưa ra một ước tính đáng tin cậy về mức lãi suất trung lập của Nhật Bản, mặc dù ông bổ sung rằng BoJ sẽ tiếp tục nỗ lực. "Nhiệm vụ chính của BOJ là hướng sự tập trung của thị trường khỏi cuộc họp tiếp theo hay lần tăng lãi suất kế tiếp, và hướng nó nhiều hơn đến việc lãi suất sẽ đi đến đâu trong trung hạn," Jeffrey Young, Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu DeepMacro của Mỹ, cho biết. "Đó là điều mà chúng ta thực sự chưa có nhiều thông tin về vấn đề này."

Reuters

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ