Bốn nhà hoạch định chính sách của Fed có các quan điểm trái chiều về tốc độ cắt giảm lãi suất

Bốn nhà hoạch định chính sách của Fed có các quan điểm trái chiều về tốc độ cắt giảm lãi suất

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

07:48 22/10/2024

Bốn nhà hoạch định chính sách của Fed vào thứ Hai đều bày tỏ sự ủng hộ việc cắt giảm lãi suất thêm nữa, nhưng họ có quan điểm trái chiều về tốc độ cắt giảm.

Ba trong số tin rằng nền kinh tế vẫn mạnh và tương lai còn nhiều bất ổn, bày tỏ quan điểm cắt giảm lãi suất với tốc độ chậm rãi, sử dụng các từ như "khiêm tốn" và "dần dần" để mô tả ý kiến của họ. Ngược lại, quan chức Fed San Francisco, Mary Daly, lại cho rằng lãi suất hiện tại đang quá cao và không nên để một nền kinh tế mạnh ngăn cản Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất, miễn là lạm phát vẫn tiếp tục giảm.

Những phát biểu này đã hé lộ phần nào sẽ có cuộc tranh luận lớn sẽ diễn ra vào cuộc họp sắp tới của Fed vào ngày 6-7 tháng 11. Sau thứ Sáu, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ sẽ bước vào giai đoạn ngừng đưa ra các phát ngôn về chính sách tiền tệ cho đến khi có quyết định chính thức vào cuối cuộc họp ngày 7 tháng 11.

Quan chức Fed Kansas City, Jeffrey Schmid, chia sẻ rằng ông ủng hộ việc cắt giảm lãi suất mạnh nhưng nhưng muốn tránh những thay đổi quá đột ngột,đặc biệt là khi chưa chắc chắn về hướng đi của chính sách, cũng như lo ngại về sự biến động của thị trường tài chính.

Quan chức Fed Dallas, Lorie Logan, cho rằng nếu nền kinh tế tăng trưởng theo đúng dự đoán, việc hạ lãi suất dần dần có thể giúp giảm thiểu rủi ro và đạt được các mục tiêu của Fed.

Tháng trước, Fed đã bất ngờ hạ lãi suất thêm 0.5 điểm phần trăm xuống mức 4.75% - 5%, sau khi lạm phát và thị trường lao động đều có dấu hiệu hạ nhiệt. Hầu hết các quan chức Fed đều cho rằng sẽ cần có thêm các đợt cắt giảm nhỏ hơn trong tương lai.

Doanh số bán lẻ mạnh mẽ và tăng trưởng việc làm tích cực hơn dự kiến trong tháng 9 đã làm dấy lên kỳ vọng rằng Fed có thể giảm tốc độ cắt giảm lãi suất, thậm chí có khả năng tạm dừng tại cuộc họp vào tháng 11 hoặc tháng 12.

Trong khi đó, Mary Daly trong một buổi phỏng vấn trực tuyến với Wall Street Journal cho biết bà chưa thấy có đủ lý do để ngừng cắt giảm lãi suất, cho rằng mức lãi suất hiện tại vẫn quá cao cho một nền kinh tế đang tiến tới mục tiêu lạm phát 2%. Bà cũng nhấn mạnh rằng Fed nên cân nhắc khả năng năng suất tăng mạnh hơn có thể giúp nền kinh tế phát triển mà không gây áp lực lên lạm phát, từ đó tạo điều kiện để tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Trong số bốn quan chức Fed phát biểu hôm thứ Hai, Daly là người duy nhất có quyền biểu quyết trong tại FOMC năm nay, mặc dù tất cả các quan chức đều tham dự cuộc họp và bày tỏ ý kiến.

Chủ tịch Fed Minneapolis, Neel Kashkari, cũng ủng hộ việc cắt giảm lãi suất từ từ. Ông nhận định rằng với sức mạnh của nền kinh tế hiện nay, mức lãi suất trung lập có thể cao hơn so với trước đây, và quan điểm này cũng được ông Schmid đồng ý.

Kashkari cho biết rằng chúng ta muốn duy trì sức mạnh cho thị trường lao động và đưa lạm phát về lại mức mục tiêu 2%. Tuy nhiên, lộ trình lãi suất thích hợp sẽ dựa vào các dữ liệu kinh tế.

Ngoài ra, ông Kashkari cũng lưu ý rằng nếu thị trường lao động gặp khó khăn nghiêm trọng, ông có thể sẽ ủng hộ việc giảm lãi suất nhanh hơn. Ông nói: "Nếu chúng tôi nhận thấy rõ ràng rằng thị trường lao động đang suy yếu nhanh chóng, điều đó sẽ khiến tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta nên hạ lãi suất nhanh hơn so với dự kiến hiện tại".

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bầu cử Mỹ: Harris tố Trump "nguy hiểm", Trump cố gắng thuyết phục cử tri theo đạo Thiên Chúa
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bầu cử Mỹ: Harris tố Trump "nguy hiểm", Trump cố gắng thuyết phục cử tri theo đạo Thiên Chúa

Chỉ còn hai tuần trước Ngày Bầu cử, cuộc đua giữa Kamala Harris và Donald Trump đang trở nên gay cấn hơn bao giờ hết. Trong khi Harris liên tục chỉ trích Trump là "mối đe dọa cho nền dân chủ" và cảnh báo về sự nguy hiểm nếu ông quay lại Nhà Trắng, thì Trump gây chấn động khi tuyên bố đã được "Chúa cứu" trong một vụ ám sát thất bại. Những động thái táo bạo và thông điệp đối lập của cả hai đang khiến cử tri Mỹ không khỏi ngỡ ngàng, đặc biệt là những người chưa quyết định lá phiếu của mình.
UBS: Rủi ro lớn nhất đối với lộ trình cắt giảm lãi suất có thể xảy ra vào quý đầu tiên năm sau
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

UBS: Rủi ro lớn nhất đối với lộ trình cắt giảm lãi suất có thể xảy ra vào quý đầu tiên năm sau

Các quan chức Fed gần đây đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc giảm lãi suất từ từ trong bối cảnh có nhiều dữ liệu kinh tế không ổn định, làm dấy lên dự đoán rằng sẽ có khả năng tạm dừng cắt giảm lãi suất trong một trong hai cuộc họp còn lại của Fed trong năm nay. Tuy nhiên, UBS cho rằng rủi ro lớn nhất đối với lộ trình cắt giảm lãi suất có thể xảy ra vào quý đầu tiên năm sau.
Thuế quan của Trump: Cơ hội hay cạm bẫy?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan của Trump: Cơ hội hay cạm bẫy?

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, những chính sách như các biện pháp bảo hộ thương mại và thuế quan cao của Donald Trump đã gây ra những tác động nhất định lên nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu ông tái đắc cử vào tháng 11 tới, những chính sách này có thể sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ