Các ngân hàng Trung Quốc gấp rút huy động vốn sau khủng hoảng thanh khoản

Các ngân hàng Trung Quốc gấp rút huy động vốn sau khủng hoảng thanh khoản

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

10:09 10/11/2023

Các ngân hàng Trung Quốc đã tăng cường vay vốn ngắn hạn, cho thấy lo ngại về khủng hoảng tiền mặt ngày càng gia tăng ngay cả khi Bắc Kinh tìm cách trấn an các trader sau đợt siết chặt thanh khoản gần đây.

Các ngân hàng trong tuần này phát hành gấp đôi chứng chỉ tiền gửi khả nhượng (NCD) lên hơn 1 nghìn tỷ CNY (137 tỷ USD). Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, đây là đợt phát hành nợ hàng tuần lớn nhất từ trước đến nay.

Cơn sốt đang diễn ra bất chấp chi phí đi vay ở thị trường NCD đang ở mức cao nhất trong 6 tháng. Ngay cả một số ngân hàng được nhà nước hậu thuẫn – thường được hưởng lãi suất rẻ hơn do khả năng vỡ nợ thấp hơn – cũng chọn trả nhiều tiền hơn. Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã bán trái phiếu kỳ hạn 6 tháng với lãi suất cao nhất vào năm 2023.

Cơn ác mộng thanh khoản đã trở thành hiện thực trong tuần trước, khi một số tổ chức tài chính nhỏ hơn phải vay tiền mặt ngắn hạn với lãi suất 50%. Mặc dù PBOC đã tìm cách xoa dịu bằng cách thông báo lãi suất tăng vọt chỉ là tạm thời, nhưng lo ngại về tình trạng khan hiếm tiền mặt vẫn còn đó khi chính phủ đẩy mạnh phát hành trái phiếu ra thị trường đến cuối năm để hỗ trợ nền kinh tế.

Ming Ming, nhà kinh tế trưởng tại Citic Securities Co, cho biết ngành ngân hàng Trung Quốc đang rất cần tiền mặt sau khi tăng cường cho vay và mua trái phiếu. Điều này thúc đẩy họ bán nhiều NCD hơn và chi phí huy động vốn có thể vẫn ở mức cao.

PBoC đang ở vị thế tốt hơn nhiều so với các ngân hàng trung ương khác trong việc nới lỏng chính sách khi Trung Quốc lại rơi vào tình trạng giảm phát. Nhưng quy mô chào bán trái phiếu chính phủ của Bắc Kinh đủ để gây ra biến động mạnh trên thị trường tiền tệ.

Vào tháng 10, chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc đã bán trái phiếu với tốc độ nhanh nhất trong năm nay, theo Bloomberg. Và đợt điều chỉnh ngân sách hiếm hoi vào giữa năm đã cho phép chính quyền bán thêm 1 nghìn tỷ CNY trái phiếu chính phủ để hỗ trợ tăng trưởng vào năm 2023.

Serena Chu, chuyên gia kinh tế cấp cao thị trường Trung Quốc tại Mizuho Securities Asia, cho biết: “Việc chính phủ tăng cường phát hành trái phiếu tương đương với việc rút một lượng thanh khoản khổng lồ ra khỏi hệ thống ngân hàng.”

Thống đốc PBOC Phan Chiến Thắng một lần nữa tìm cách trấn an thị trường trong tuần này khi cho rằng Trung Quốc sẽ sử dụng nhiều công cụ tiền tệ để giữ thanh khoản ở mức hợp lý.

Ngân hàng trung ương có thể sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 25 điểm cơ bản để tăng thanh khoản vào cuối năm nay, bà Chu cho biết. Bà cũng cho rằng ngân hàng sẽ bơm tiền thông qua các hoạt động thị trường mở và các chương trình thanh khoản trung hạn.

“Nền kinh tế vẫn đang ở giai đoạn đầu trong quá trình phục hồi và khủng hoảng thanh khoản có thể làm hỏng tất cả mọi thứ”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ