Các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục mua mạnh vàng trong năm 2023

Các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục mua mạnh vàng trong năm 2023

20:45 08/03/2023

Các ngân hàng trung ương bắt đầu mua vàng ròng ở đầu năm 2023 ngay tại mức cao nhất được ghi nhận vào năm 2022.

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã mua ròng 77 tấn vào kho dự trữ vàng của họ trong tháng 1, theo dữ liệu mới nhất do Hội đồng Vàng Thế giới tổng hợp.

So với tháng 12, con số này tăng 192% và vượt phạm vi mua 20-60 tấn trong 10 tháng mua ròng liên tiếp vừa qua.

Một báo cáo về việc Singapore mua 45 tấn vàng vào tháng 1 đã tăng lượng mua ghi nhận từ 31 tấn ban đầu.

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ mua nhiều nhất vào trong 2022 và tiếp tục gom 23 tấn vàng trong tháng 1. Thổ Nhĩ Kỳ hiện nắm giữ 565 tấn vàng.

Thổ Nhĩ Kỳ đã chiến đấu để chống lạm phát phi mã. Lạm phát đã tăng lên mức cao nhất 85% vào năm ngoái và 64% trong tháng 12. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã mất gần 30% giá trị trong năm 2022. Trong khi đó, giá vàng tính theo lira tăng 40% so với cùng kỳ, theo Bloomberg.

Trung Quốc báo cáo dự trữ vàng tăng thêm 14.9 tấn so với mức 62 tấn được báo cáo tháng 11 - 12 năm 2022.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tích lũy 1,448 tấn vàng từ năm 2002 đến năm 2019, sau đó không công bố thêm tin tức nào cho đến tháng 11/2022. Nhiều người suy đoán rằng Trung Quốc tiếp tục gia tăng lượng vàng nắm giữ ngoài sổ sách trong “những năm im lặng” đó.

Thị trường vẫn luôn có suy đoán rằng Trung Quốc nắm giữ nhiều vàng hơn nhiều so với con số chính thức báo cáo. Nhiều người tin Trung Quốc giữ vài nghìn tấn vàng “ngoài sổ sách” trong một nơi riêng biệt gọi là Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE).

Năm ngoái, PBoC đã mua rất nhiều vàng mà không báo cáo công khai gì. Một số ngân hàng trung ương như Nga và Trung Quốc thường không báo cáo giao dịch. Nhiều nhà phân tích tin rằng Trung Quốc là bên âm thầm gom vàng để giảm vị thế liên quan đến USD.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã ghi nhận dự trữ vàng tăng 2 tấn trong tháng 1. Theo WGC, điều này có liên quan đến việc Croatia gia nhập khu vực đồng tiền chung Châu Âu.

Ngân hàng Quốc gia Kazakhstan đã tăng dự trữ vàng lên 3.9 tấn trong tháng 1 sau khi bán hơn 30 tấn trong tháng 11 và tháng 12.

Uzbekistan là quốc gia bán ròng nhiều nhất, với lượng dự trữ giảm 12 tấn trong tháng 1.

Không có gì lạ khi các ngân hàng mua vàng sản xuất trong nước – chẳng hạn như Uzbekistan và Kazakhstan – đảo qua lại giữa việc mua và bán ròng.

Hội đồng Vàng Thế giới dự đoán rằng các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục mua vàng trong năm 2023, nhưng không rõ là bao nhiêu, dù họ có nói nhiều khả năng sẽ không mạnh như năm 2022.

Tổng lượng mua vàng của NHTW trong năm 2022 đạt 1,136 tấn. Đây là mức mua ròng cao nhất được ghi nhận kể từ năm 1950, kể cả thời điểm bản vị vàng bị từ bỏ. Đây là năm thứ 13 liên tiếp các ngân hàng trung ương mua ròng vàng.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, có hai động lực chính đằng sau việc mua vàng của ngân hàng trung ương đó là nắm giữ vàng trong thời kỳ khủng hoảng rất có lợi và vàng có vai trò như một kho lưu trữ giá trị dài hạn.

Vì vậy, hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi trong một năm bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn địa chính trị và lạm phát dai dẳng, các ngân hàng trung ương lại tiếp tục nắm giữ thêm nhiều vàng với tốc độ nhanh chóng.

Giám đốc nghiên cứu toàn cầu của Hội đồng Vàng Thế giới Juan Carlos Artigas chia sẻ Kitco News rằng: Các giao dịch có khối lượng lớn phản ánh thực tế rằng vàng vẫn là một tài sản quan trọng trong hệ thống tiền tệ toàn cầu. “Mặc dù vàng không còn hỗ trợ tiền tệ nữa nhưng nó vẫn đang được sử dụng bởi đây là một tài sản thật (real asset)”.

Zero Hedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Rủi ro đối với thị trường hàng hoá đang "nóng" hơn bao giờ hết khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Sau hơn 1,000 ngày chiến sự, thị trường dường như đã quen với khả năng leo thang trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các diễn biến gần đây - từ việc Kyiv sử dụng tên lửa được Mỹ cho phép để tấn công các mục tiêu tại Nga, đến việc Tổng thống Vladimir Putin cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân được hỗ trợ bởi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - đang đẩy xung đột lên một cấp độ đáng lo ngại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ