Các nhà đầu tư ngày càng chú ý đến việc phòng vệ giá khi căng thẳng địa chính trị và sự phân hóa các nền kinh tế gia tăng

Các nhà đầu tư ngày càng chú ý đến việc phòng vệ giá khi căng thẳng địa chính trị và sự phân hóa các nền kinh tế gia tăng

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

10:22 13/05/2024

Phòng vệ giá trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và sự phân hóa các nền kinh tế ngày càng gia tăng

Thế giới từ góc nhìn của các nhà đầu tư tập trung vào Mỹ trông khá tươi sáng vào lúc này. Nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ bất ngờ, giá cổ phiếu tăng và sự phục hồi dần dần của hoạt động giao dịch đã khiến Phố Wall có tâm lý lạc quan về thị trường quê nhà.

“Tôi có thể nói rằng đại đa số các nhà đầu tư, các khách hàng của tôi trên toàn cầu, khi tôi hỏi về Hoa Kỳ, sẽ nói rằng dù đang phân bổ đầu tư quá mức cho cổ phiếu Mỹ, nhưng vẫn sẽ tiếp tục làm như vậy” Ông chủ của Carlyle, Harvey Schwartz, phát biểu trong buổi họp mặt thường niên của Viện Milken trong tuần này.

Lãnh đạo Citigroup Jane Fraser, người đã gạt bỏ những lo ngại về việc định giá thị trường chứng khoán cao, chỉ ra hai lí do đã thúc đẩy cổ phiếu trong những tháng gần đây. Bà lưu ý rằng nếu tăng trưởng vẫn mạnh mẽ, điều đó sẽ khiến cổ phiếu phục hồi. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế chậm lại và việc cắt giảm lãi suất được coi là sắp xảy ra, cổ phiếu cũng sẽ có xu hướng tăng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các rủi ro đều đang bị bỏ qua, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư vào thị trường nước ngoài. Rủi ro địa chính trị cũng như những thách thức trong việc điều hướng sự thay đổi của các nền kinh tế đang biến động với các tốc độ khác nhau là rủi ro vẫn luôn thường trực đối với các nhà đầu tư. Biểu hiện rõ ràng nhất cho sự lo lắng đó là các biện pháp phòng vệ giá đang quay trở lại.

Karen Karniol-Tambour, đồng giám đốc đầu tư của quỹ phòng hộ Bridgewater Associates tại hội nghị Milken cho biết: “Trong một thời gian dài, các nhà đầu tư không phải lo lắng nhiều về tiền tệ”. Bà cho biết các nhà giao dịch đang tiếc nuối về việc biến động tỷ giá hối đoái đã bóp méo các khoản đầu tư lớn.

Tầm quan trọng của việc phòng hộ giá đang ngày càng gia tăng

JPY là ví dụ rõ ràng nhất khi đã biến động mạnh trong tháng vừa qua. USDJPY đã giảm mạnh chỉ trong vài phút, thị trường nghi ngờ chính quyền Nhật Bản đã can thiệp để cứu lấy đồng nội tệ. Karniol-Tambour, chỉ ra tác động của sự biến động này đối với chứng khoán Nhật Bản: “Các nhà đầu tư sẽ bị hấp dẫn bởi thị trường Nhật Bản nếu không có rủi ro biến động tỷ giá hối đoái."

Trong năm qua, JPY đã giảm gần 13% do các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản mới chỉ từ bỏ chính sách lãi suất âm trong thời gian gần đây còn USD nhận được hỗ trợ mạnh mẽ từ việc Fed nhiều khả năng phải giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn.

Điều này đã khiến một nhà đầu tư danh mục Topix không thực hiện phòng vệ giá thu được lợi nhuận 17% trong 12 tháng. Tuy nhiên, những nhà giao dịch áp dụng phòng vệ giá thu được lợi nhuận 30%, cao hơn khoản lời thu được từ S&P500.

Đây có thể là một phương tiện để cải thiện lợi nhuận, nhưng đối với nhiều người, đây là phương pháo bảo vệ chính mình khỏi những cú sốc không lường trước được. “Không phải là các nhà đầu tư nghĩ rằng USD sẽ sớm suy yếu. Phòng vệ giá chỉ đang được sử dụng như một hàng rào chống lại căng thẳng địa chính trị”, Elizabeth Burton, chiến lược gia đầu tư khách hàng tại Goldman Sachs Asset Management, cho biết.

Burton cho biết khoảng một phần ba các nhà đầu tư áp dụng phương pháp này: “Các nhà giao dịch có thể không cần phòng vệ giá ngay bây giờ, nhờ vào sức mạnh của USD, nhưng việc áp dụng công cụ này ngay bây giờ có thể giú có được vị thế tốt hơn nếu USD suy yếu trong tương lai.”

Đó là một quyết định khó khăn đối với các nhà đầu tư vốn đã quen coi đồng bạc xanh như một nơi trú ẩn trong thời điểm khó khăn và được hưởng lợi khi thị trường Mỹ hoạt động tốt hơn các nước khác trong những năm qua.

Tuy nhiên, những biến động lớn của USD theo cả hai hướng đều có khả năng làm đảo lộn các chiến lược đầu tư. Các nhà phân tích của Bank of America trong tuần này đã chỉ ra rằng các công ty Mỹ cũng cần phải xem xét phòng vệ giá trong trường hợp USD tiếp tục tăng cao khiến thu nhập ở nước ngoài giảm khi được quy đổi sang USD.

Các nhà phân tích cảnh báo: “Mặc dù các dự báo của chúng tôi vẫn cho rằng USD có thể sẽ yếu đi trong trung hạn, nhưng thời điểm xảy ra bước ngoặt đã trở nên khó đoán định hơn. Khả năng cần phải phòng vệ giá khi USD duy trì sức mạnh trong thời gian còn lại của năm đã tăng lên đáng kể đối với các doanh nghiệp Mỹ.”

Các hợp đồng tương lai mua USD ngụ ý sự suy yếu của đồng bạc xanh. USD được định giá ở mức thấp hơn so với CAD vào tháng 11. Nhóm của BofA tính toán rằng dựa trên mức giá gần đây, có khoảng 80% khả năng việc mua USD bằng CAD trong sáu tháng tới sẽ mang lại lợi nhuận

Phòng vệ giá là một công cụ tốn kém nhưng trong bối cảnh các nền kinh tế đang phân hóa sâu sắc thì thật khó để đầu tư mà không có biện pháp bảo đảm.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ