Các nhà kinh tế cảnh báo về bất bình đẳng lạm phát vào năm 2022
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Các nhà kinh tế cảnh báo rằng đại dịch coronavirus đã dẫn đến một kỷ nguyên mới của bất bình đẳng lạm phát, trong đó các hộ gia đình nghèo phải chịu gánh nặng của giá cả tăng cao.
Đó là bởi vì một phần lớn hơn trong ngân sách của họ dành cho các danh mục hàng hóa có chi phí tăng đột biến. Chẳng hạn, lương thực tăng 6.4% trong năm qua, trong khi xăng tăng vọt 58%. Và bây giờ nhiều người đang phải đối mặt với những mức giá cao hơn khi các chương trình kích thích liên bang dần biến mất.
Một phân tích gần đây của Penn Wharton Budget Model cho thấy các hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình đã chi tiêu nhiều hơn khoảng 7% vào năm 2021 cho các sản phẩm tương tự mà họ đã mua vào năm 2020 hoặc vào năm 2019. Điều đó tương đương với khoảng $3,500 đối với các hộ gia đình trung bình.
Ngược lại, chi tiêu của các hộ gia đình giàu có chỉ tăng 6%.
Sự thay đổi trong chi tiêu của những người giàu có
Kent Smetters, người chịu trách nhiệm cho Penn Wharton model, cho biết sự chênh lệch này là điển hình trong thời kỳ lạm phát. Nhưng kể từ những năm 1980 - lần cuối cùng giá cả tăng nhanh như vậy - các hộ gia đình có thu nhập cao hơn đã chuyển nhiều hơn chi tiêu của họ ra khỏi hàng hóa và sang dịch vụ. Ví dụ, vào năm 2020, lương thực chiếm 12.7% ngân sách cho 5% hộ gia đình giàu có hàng đầu, so với 16% ngân sách cho 20% hộ gia đình nghèo nhất.
Trong khi đó, sự gián đoạn sản xuất liên quan đến đại dịch đã làm tăng chi phí hàng hóa mà các hộ nghèo dựa vào.
Các phát hiện này cũng cho thầy điều tương tự với phân tích dữ liệu thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của nhà kinh tế học Alberto Cavallo của Trường Kinh doanh Harvard vào thời điểm bắt đầu đại dịch. Ông cho thấy rằng những người tiêu dùng có thu nhập thấp đã trải qua mức tăng giá cả gần gấp đôi so với những người giàu có hơn.
Có một điểm sáng đối với những người lao động có mức lương thấp: Họ đã nhận được một số khoản tăng lương lớn nhất trong đợt đại dịch, góp phần hỗ trợ sự khó khăn gây ra bởi gia tăng giá cả. Theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta, kể từ tháng 11, tăng trưởng tiền lương trung bình trong năm qua đã đạt trung bình hơn 5% đối với 25% hộ nghèo nhất, theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta. Trong khi đó, tăng trưởng tiền lương trung bình của 25% hộ hàng đầu đã chậm lại trong năm nay, chỉ còn 2.7% vào tháng 11.
“Đây không phải là một cuộc khủng hoảng khan hiếm. Đó là một cuộc khủng hoảng khi tất cả mọi người đều có nhiều hơn những gì thị trường hiện có thể cung cấp,” Samuel Hammond, giám đốc chính sách nghèo đói và phúc lợi tại Trung tâm Niskanen. “Nếu chúng ta muốn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, chúng ta có thể sẽ phải chịu đựng lạm phát cao hơn và giá hàng hóa tăng cao vì đó là tác dụng phụ của việc bùng nổ chi tiêu và đầu tư của người tiêu dùng”.
CNBC