Các quan chức ECB bám sát kế hoạch cắt giảm lãi suất nhiều lần bất chấp những rào cản toàn cầu

Các quan chức ECB bám sát kế hoạch cắt giảm lãi suất nhiều lần bất chấp những rào cản toàn cầu

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

09:12 23/04/2024

Các quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang bám sát kế hoạch cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm nay, ngay cả khi lạm phát cao hơn ở Mỹ làm trì hoãn việc nới lỏng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và căng thẳng ở Trung Đông khiến giá dầu tăng cao.

Các nhà đầu tư đang xem xét lại kỳ vọng chu kỳ nới lỏng toàn cầu sau khi tốc độ tăng trưởng giá cả mạnh mẽ ở Mỹ đã làm chậm kế hoạch bắt đầu giảm lãi suất của Fed, vốn được coi là phát súng đầu tiên cho các Ngân hàng Trung ương khác.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã ám chỉ rằng ECB vẫn có khả năng bắt đầu giảm lãi suất tiền gửi từ mức cao kỷ lục 4% trong tháng 6 nhưng vẫn thận trọng để ngỏ các lựa chọn dài hạn.

Gần như tất cả các đồng nghiệp của bà từ 20 Ngân hàng Trung ương quốc gia của Khu vực đồng tiền chung Euro - Eurozone đều có ý kiến rõ ràng hơn, nói rằng họ kỳ vọng sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất khi lạm phát ở eurozone giảm dần đến đạt mục tiêu 2% của ECB vào năm tới.

Tất cả đều nhấn mạnh rằng các quyết định của ECB sẽ dựa trên các dữ liệu, đặc biệt là về tiền lương, lợi nhuận và năng suất.

Madis Muller, thống đốc Ngân hàng Trung ương Estonia, nói với Reuters vào tuần trước: “Miễn là sự phát triển kinh tế phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi thì việc kỳ vọng sẽ có thêm một vài đợt cắt giảm lãi suất từ tháng 6 đến cuối năm là điều hợp lý”.

Ngay cả Klaas Knot, thống đốc hawkish của Ngân hàng Trung ương Hà Lan, cũng nói rằng ông không phản đối ba lần cắt giảm vào năm 2024.

Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng nhà nước Litva Gediminas Simkus cho biết có thể thực hiện hơn ba lần cắt giảm, và Thống đốc Ngân hàng trung ương Đức Joachim Nagelc cho rằng việc này là một "chuyến bay lượn thận trọng".

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau lập luận rằng, những diễn biến mới nhất ở Trung Đông và Hoa Kỳ thường được coi là lý do cần thận trọng hơn, nhưng không làm thay đổi triển vọng ở eurozone.

Lạm phát ở eurozone đã giảm ở tất cả các lĩnh vực ngoại trừ dịch vụ.

Frederik Ducrozet, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô tại Pictet Wealth Management, cho biết: “Tôi nghĩ rằng tất cả các yếu tố cần thiết đều đã sẵn sàng để bắt đầu cắt giảm vào tháng 6, và sau đó tôi sẽ cắt giảm hàng quý, với khả năng cắt giảm thêm một lần nữa vào tháng 10”.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư đã bắt đầu nghi ngờ quyết tâm của ECB, khi thị trường tiền tệ không còn định giá đầy đủ ba đợt cắt giảm lãi suất đến tháng 12.

Các nhà giao dịch đặt cược rằng ECB cuối cùng sẽ buộc phải tuân theo Fed, nếu không có biện pháp nào khác có thể ngăn chặn sự suy yếu của EUR.

Các nhà kinh tế tại Morgan Stanley cho biết: “Nội tệ mà yếu thì lạm phát sẽ lại cao, đây là điều khiến chúng tôi lo ngại ở châu Âu sẽ khó đạt được con đường cắt giảm lãi suất quyết liệt hơn mà chúng tôi đã thực hiện trước đây”.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách nhìn chung cũng thoải mái với diễn biến của EUR.

Thống đốc Croatia Boris Vujcic cho biết tại một sự kiện ở Washington tuần trước: “Thị trường ngoại hối cho đến nay vẫn rất bình lặng”.

Và đồng nghiệp người Ý của ông, Fabio Panetta nhấn mạnh rằng tác động nới lỏng của đồng EUR suy yếu thường được bù đắp bằng lợi suất trái phiếu và giá hàng hóa cao hơn, dẫn đến việc thắt chặt các điều kiện tài chính.

Gần như tất cả các thống đốc đều nhấn mạnh rằng nền kinh tế eurozone yếu hơn nhiều so với Mỹ, đòi hỏi một hướng tiếp cận khác.

“Nền kinh tế của Mỹ và eurozone là riêng biệt”, thống đốc Ngân hàng Trung ương Bỉ và người ấn định lãi suất của ECB, Pierre Wunsch nói với Reuters. “Khoảng cách giữa lãi suất chính sách của Fed và ECB không phải là điều gì mới và còn có thể ngày càng nới rộng hơn.”

Một số nhà hoạch định chính sách đã đi xa hơn.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau, một tiếng nói có ảnh hưởng trong Hội đồng Quản trị, ước tính rằng ECB sẽ tiếp tục thực hiện các hạn chế đối với nền kinh tế miễn là lãi suất tiền gửi vẫn ở mức trên 2.5% hoặc thậm chí 2%.

Ông cũng giống như Mario Centeno của Bồ Đào Nha, người cũng nhấn mạnh rằng ECB không cần vội vàng đạt được mức đó.

Centeno nói với Reuters: “Tôi không biết ai nói rằng lãi suất trung lập là trên 3%. Chúng ta cần chạm mức đó vội thế nào? Chúng ta vẫn còn thời gian."

Một vấn đề đáng lo ngại là lạm phát dịch vụ tiếp tục thể hiện động lực mạnh mẽ ở eurozone, vốn được thúc đẩy bởi sự tăng lương.

Thành viên hội đồng thống đốc ECB Isabel Schnabel phát biểu tại một sự kiện: “Trong một kịch bản khác, tăng trưởng năng suất sẽ tiếp tục giảm trong thời gian dự kiến, và nhu cầu về các dịch vụ ít nhạy cảm với lãi suất vẫn có thể tăng đủ mạnh”.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ