Các quan chức ECB thống nhất quan điểm cắt giảm lãi suất trong tháng 6

Các quan chức ECB thống nhất quan điểm cắt giảm lãi suất trong tháng 6

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

08:04 22/04/2024

Các quan chức ECB dường như thống nhất về lần cắt giảm lãi suất đầu tiên có thể sẽ diễn ra vào tháng 6.

Tuy nhiên, số lần cắt giảm tiếp theo và tốc độ thực hiện vẫn là vấn đề gây tranh cãi.

Những khác biệt trong quan điểm được đưa ra trong tuần qua nhấn mạnh những thách thức trong việc tìm kiếm tiếng nói chung khi các nhà hoạch định chính sách đang tiến gần tới mục tiêu lạm phát 2%. Họ lo ngại về những rủi ro của một cú sốc giá dầu khác hoặc sự chậm trễ trong việc nới lỏng tiền tệ của Fed.

Chỉ có 4 trong số 26 thành viên của Hội đồng Điều hành không tham gia cuộc tranh luận, chủ yếu diễn ra bên lề các cuộc họp mùa xuân của IMF tại Washington. Chủ tịch Christine Lagarde vẫn giữ quan điểm chính thức rằng lãi suất sẽ được hạ xuống trong thời gian tương đối ngắn và dữ liệu kinh tế sẽ định hướng các diễn biến tiếp theo.

Đồng ý - Ít hay nhiều - vào tháng Sáu

Trong khi các quan chức đều chỉ ra tháng 6 là thời điểm ECB sẽ bắt đầu giảm dần các đợt tăng lãi suất chưa từng có đã ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như kiềm chế lạm phát, mức độ tin tưởng của họ lại khác nhau.

Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Robert Holzmann, quan chức có quan điểm hawkish cho biết ông không hoàn toàn bị thuyết phục, mặc dù đang nghiêng về hướng đó. Thống đốc Ngân hàng Đức Joachim Nagel, thống đốc Ngân hàng Slovenia Bostjan Vasle và thống đốc Ngân hàng Slovakia thì cởi mở hơn và cho rằng khả năng cao việc cắt giảm sẽ diện ra vào tháng Sáu. Thống đốc Ngân hàng Ý Fabio Panetta thì nêu lên khả năng rằng tháng Sáu có thể có thể có thêm những tin tức mới.

Đồng nghiệp người Phần Lan của họ, Olli Rehn, dường như bị thuyết phục hơn, cho rằng “thời điểm sẽ chín muồi” nếu lạm phát phát triển theo kỳ vọng, trong khi Thống đốc Ngân hàng Pháp Fracois Villeroy de Galhau cho biết việc cắt giảm lãi suất vào tháng Sáu nên được tiến hành, trừ khi có một bất ngờ lớn.

Bất đồng về những bước đi tiếp theo sau khi cắt giảm lãi suất

Với việc tháng Sáu giống như một thỏa thuận xong xuôi, phần lớn cuộc thảo luận tập trung vào lộ trình lãi suất sau đó. Một nhóm quan chức bao gồm Thống đốc Ngân hàng Latvia Martins Kazaks cho biết còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng trước lạm phát và không cần vội vàng đưa lãi suất xuống mức không còn hạn chế nhu cầu.

Một nhóm khác, trong đó có nhà kinh tế trưởng Philip Lane, cho rằng ECB quyết định phụ thuộc vào dữ liệu vì một lý do và sẽ thiết lập chính sách theo từng cuộc họp mà không cam kết trước vào một lộ trình cụ thể, được xác định trước. Thống đốc Ngân hàng Estonia Madis Muller cho biết ECB không nên vội vàng giảm lãi suất thêm sau bước đi đầu tiên có thể xảy ra vào tháng Sáu.

Ngoài ra còn có những người đã bắt đầu lên kế hoạch cho quỹ đạo đi xuống của lãi suất tiền gửi, hiện đang ở mức 4%. Villeroy tin rằng ECB không nên tập trung cắt giảm tại các cuộc họp ba tháng một lần khi các dự báo mới được công bố. Thống đốc Ngân hàng Lithuania Gediminas Simkus đang cân nhắc về khoảng ba lần cắt giảm trong năm nay, trong khi thống đốc Ngân hàng Hy Lạp Yannis Stournaras cho biết rằng ông muốn thấy bốn lần giảm.Thống đốc Ngân hàng Malta Edward Scicluna thậm chí còn nêu ra ý tưởng di chuyển với các bước lớn hơn, nửa điểm, mà không cần trì hoãn, nếu dự báo lạm phát giảm xuống dưới 2%.

Thống đốc Ngân hàng Bỉ Pierre Wunsch đề xuất “Nếu không có bất ngờ tiêu cực, hai lần cắt giảm lãi suất đầu tiên khá dễ dàng và sau đó mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn một chút,” ông nói.

Phản ứng với Fed

Các quan chức dường như bất đồng về việc trì hoãn giảm lãi suất của Fed trong thời gian dài hơn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính sách trong nước. Với việc lạm phát ở Mỹ đang diễn ra dai dẳng hơn dự kiến, có khả năng rõ ràng là các nhà hoạch định chính sách ở đó sẽ chỉ thực hiện một hoặc hai lần cắt giảm - nếu có.

Holzmann không tin ECB có thể đi quá xa nếu Fed không hạ lãi suất trong năm nay và sẽ do dự nếu phải cắt giảm ba hoặc bốn lần. Vasle cho biết các nhà hoạch định chính sách ở Frankfurt không thể hoàn toàn bỏ qua những diễn biến ở Mỹ khi vạch ra lộ trình riêng của họ.

Nagel và người đồng cấp Hà Lan Klaas Knot lưu ý rằng ECB thiết lập chính sách tiền tệ trong bối cảnh toàn cầu - nhưng cuối cùng lại quyết định dựa trên triển vọng riêng của mình. Trong khi đó, thống đốc Ngân hàng Bồ Đào Nha Mario Centeno khẳng định ECB không "bắt chước" Mỹ.

Rủi ro của một cú sốc giá dầu khác

Tình hình ở Trung Đông có vẻ ngày càng bấp bênh, mặc dù các quan chức có ý kiến ​​khác nhau về việc giá dầu có thể tăng đột biến.

Thành viên Hội đồng Thống đốc Piero Cipollone cho rằng đây là một trong những mối quan ngại chính.

Knot lạc quan hơn, cho rằng "nếu chúng ta có cú sốc giá dầu, thì đó sẽ là trong bối cảnh giảm phát nói chung ở tất cả các lĩnh vực khác".

“Xác suất của các tác động vòng hai (second-round effect) là nhỏ hơn nhưng rõ ràng là cần phải theo dõi,” ông nói với Bloomberg Television.

Biến động tỷ giá hối đoái

Mặc dù ECB không nhắm mục tiêu vào một tỷ giá hối đoái cụ thể, Knot cho biết đó là "một yếu tố đầu vào" định hình suy nghĩ của các quan chức.

Một giai đoạn nới lỏng tiền tệ kéo dài ở châu Âu trong khi Mỹ không hành động ở cùng mức độ có thể làm đồng Euro giảm giá. Chủ tịch Lagarde cho biết các quan chức sẽ theo dõi những biến động rất cẩn một cách thận trọng, mặc dù không nhắm tới một mức cụ thể.

“Mặc dù chúng tôi chỉ có một nhiệm vụ chính là duy trì ổn định giá cả, nhưng rõ ràng là chúng tôi phải tính đến tác động của việc biến động tỷ giá hối đoái lên lạm phát,” bà ấy nói. “Những biến động của tỷ giá có thể ảnh hưởng đến lạm phát thông qua việc giá nhập khẩu tăng cao.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump và Putin có cuộc điện đàm kín bàn về chiến tranh Ukraine
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

Trump và Putin có cuộc điện đàm kín bàn về chiến tranh Ukraine

Tổng thống mới đắc cử của Mỹ, ông Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin đàm phán về việc không nên gia tăng leo thang chiến tranh Ukraine, theo nguồn tin thân cận cho biết vào Chủ nhật. Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden có kế hoạch thuyết phục Trump không từ bỏ việc hỗ trợ Kyiv.
USD "nín thở" chờ số liệu lạm phát Mỹ và tín hiệu từ Fed
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

USD "nín thở" chờ số liệu lạm phát Mỹ và tín hiệu từ Fed

Thị trường ngoại hối mở phiên giao dịch đầu tuần trong không khí căng thẳng khi nhà đầu tư tập trung chờ đợi báo cáo lạm phát then chốt của Mỹ và chuỗi phát biểu từ các quan chức Fed, được kỳ vọng sẽ hé lộ những tín hiệu quan trọng về lộ trình chính sách tiền tệ sắp tới. Trong khi đó, đồng Nhân dân tệ tiếp tục chịu áp lực giảm sau khi Bắc Kinh công bố gói kích thích kinh tế dưới kỳ vọng thị trường.
Thông tin về gói hỗ trợ 1.4 nghìn tỷ USD của Trung Quốc
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

Thông tin về gói hỗ trợ 1.4 nghìn tỷ USD của Trung Quốc

Trung Quốc vừa công bố gói hỗ trợ 10 nghìn tỷ CNY (tương đương 1.4 nghìn tỷ USD) vào thứ Sáu nhằm giúp giải tỏa áp lực tài chính của các chính quyền địa phương và ổn định nền kinh tế đang giảm tốc, tuy nhiên. Dưới đây là những điểm chính của kế hoạch này
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ