Các thị trường tiếp tục đi ngang khi định hướng chính sách tiền tệ trên thế giới vẫn chìm trong vô định
Phạm Anh Vũ
Junior Analyst
Bước sang Q3, chu kỳ thắt chặt chính sách của các ngân hàng trung ương lớn đang gần đạt đỉnh. Dù vậy, lạm phát vẫn giữ mức cao ở hầu hết các nơi trên thế giới.
Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là các trường hợp ngoại lệ đáng chú ý khi vẫn duy trì lập trường chính sách nới lỏng.
Tuy nhiên, đối với hầu hết các ngân hàng trung ương phương Tây, chủ trương của họ là tập trung và chỉnh sửa cách tiếp cận đối với chính sách tuỳ theo kết quả các dữ liệu kinh tế.
Điều này đã tạo ra xu hướng nhất định trên một số loại tài sản, theo đó các xu hướng di chuyển lớn và bền vững không diễn ra. Thay vào đó, xu hướng chủ đạo trên nhiều thị trường đều là đi ngang.
Kể cả khi giá vượt ra ngoài các phạm vi giao dịch, giá thường quay trở lại bên trong phạm vi sau đó. Và đôi khi giá lại tạo ra một phạm vi giao dịch mới ở khu vực khác.
AUD/USD là một ví dụ điển hình cho trường hợp nói trên. Cặp tiền giao dịch trong phạm vi 0.6560 – 0.6820 ba tháng trước khi giảm xuống vào cuối tháng Năm. Sau khi tạo đáy ở gần 0.6460, cặp tiền quay trở lại bên trong phạm vi và sau đó tăng và bứt phá khỏi phạm vi vào tháng Sáu. Sau khi đạt đỉnh tại gần 0.6900, giá lại giảm trở lại bên trong phạm vi.
BIỂU ĐỒ AUD/USD
Vàng là một ví dụ khác. Hiện tại giá chỉ mới break xuống dưới mức đáy trong 3 tháng và vẫn còn phải xem liệu Vàng có phục hồi lại hay không.
BIỂU ĐỒ VÀNG
Cơ hội giao dịch sẽ nằm ở các điểm bứt phá khỏi phạm vi trên các thị trường và chuẩn bị sẵn sàng cho những trường hợp nêu trên.
Những cú break như vậy thường theo sau là một giai đoạn cắt lỗ. Sau giai đoạn đó, các nhà giao dịch có thể trông chờ một đợt đảo chiều.
DailyFX