Cải cách tuổi nghỉ hưu của Trung Quốc chưa đủ để giải quyết bài toán lương hưu

Cải cách tuổi nghỉ hưu của Trung Quốc chưa đủ để giải quyết bài toán lương hưu

Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

08:34 24/09/2024

Động thái nâng tuổi nghỉ hưu của Trung Quốc được xem là bước khởi đầu trong nỗ lực bù đắp thâm hụt lương hưu và củng cố lực lượng lao động đang suy giảm. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế và chuyên gia nhân khẩu học, thách thức vẫn còn khi nền kinh tế đang chậm lại, đòi hỏi cần có thêm những cải cách kịp thời.

Dân số già hóa là hiện tượng toàn cầu. Tuy nhiên, vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng tại Trung Quốc do hậu quả của chính sách một con kéo dài ba thập kỷ. Điều này càng khiến các thách thức nhân khẩu học trở nên trầm trọng hơn.

Số ca sinh tại Trung Quốc đã giảm xuống còn 9 triệu vào năm ngoái. Liên Hợp Quốc dự báo dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc sẽ giảm gần 40% vào năm 2050 so với năm 2010 nếu tỷ lệ sinh vẫn duy trì ở mức hiện tại.

Người lao động từ già đến trẻ đều bày tỏ lo ngại về những thay đổi này. Đặc biệt, các nhà hoạch định chính sách hiện nay còn phải đối mặt với sự chênh lệch lớn giữa lương hưu nông thôn và thành thị, duy trì ổn định xã hội và tình trạng thất nghiệp cao ở thanh niên.

Alicia Garcia Herrero, kinh tế trưởng khu vực Châu Á của Natixis nhận định: "Họ cần giải quyết vấn đề lương hưu ngay bây giờ vì đây là thời điểm họ vẫn còn tăng trưởng để tài trợ cho thâm hụt". Bà cũng cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm từ khoảng 8% đầu những năm 2000 xuống còn khoảng 5% hiện nay và có thể chỉ còn 1% sau năm 2035.

Lo ngại về phản ứng của công chúng, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thông qua chính sách này mà không tham vấn ý kiến công chúng vào tháng 9, thay đổi độ tuổi nghỉ hưu vốn được ấn định từ những năm 1950. Tuổi thọ trung bình ở Trung Quốc đã tăng lên 78 tuổi tính đến năm 2021, cao hơn nhiều so với khoảng 44 tuổi vào năm 1960 và dự kiến sẽ vượt 80 tuổi vào năm 2050.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh cải cách này là "động thái quan trọng" để cải thiện hệ thống an sinh xã hội và "cải thiện đời sống nhân dân", theo thông tấn xã Tân Hoa Xã.

Tuy nhiên, hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước quản lý của Trung Quốc đang chịu áp lực tài chính đáng kể. Khoảng 30% các khu vực cấp tỉnh của Trung Quốc đang thâm hụt quỹ lương hưu. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ước tính hệ thống lương hưu sẽ cạn kiệt vào năm 2035 nếu không có cải cách.

Lương hưu hàng tháng ở các khu vực dao động từ khoảng 3,000 CNY (425 USD) ở các tỉnh kém phát triển, đến khoảng 6,000 CNY ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Lương hưu nông thôn, được áp dụng trên toàn quốc từ năm 2009, ở mức thấp hơn nhiều.

Dân số già tại Trung Quốc dự kiến gia tăng

Tình nguyện 

Theo dự báo, số người từ 60 tuổi trở lên ở Trung Quốc sẽ tăng ít nhất 40%, lên hơn 400 triệu người vào năm 2035, tương đương tổng dân số của Anh và Mỹ cộng lại.

Trong khi đó, người lao động nhập cư - thường nhận lương hưu thấp - vẫn tiếp tục làm việc khi về già. Ngược lại, nhân viên khu vực nhà nước với lương hưu tương đối hậu hĩnh không lựa chọn phương án nghỉ hưu muộn hơn.

Thời gian đóng góp cần thiết để nhận lương hưu ở Trung Quốc sẽ tăng từ 15 năm lên 20 năm, bắt đầu từ năm 2030.

Giáo sư Stuart Gietel-Basten từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông nhận định: "Việc kéo dài khung thời gian đóng góp, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tự do và phi chính thức hiện nay, có thể khiến nhiều lao động phổ thông khó đủ điều kiện nhận lương hưu hơn."

Theo Ernan Cui, chuyên gia phân tích tiêu dùng Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, tác động tài khóa ban đầu từ việc tăng tuổi nghỉ hưu có thể sẽ không đáng kể do phần lớn việc tăng tuổi nghỉ hưu là tự nguyện. "Tăng tuổi nghỉ hưu có thể chỉ mang lại lợi ích tài khóa ngắn hạn... Đợt tăng sắp tới sẽ không bắt buộc đối với nhiều người lao động. Tuy nhiên, sau điều chỉnh, người lao động vẫn phải đạt mức thời gian đóng góp tối thiểu để nhận lương hưu."

John Wang, chuyên gia phân tích tại Moody's Ratings, cho rằng luật mới có thể gây ra rủi ro xã hội do những thách thức về nhân khẩu học và bất bình đẳng thu nhập của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh: "Việc thực hiện thành công cải cách tuổi nghỉ hưu của Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào việc quản lý các rủi ro... như kỹ năng của người cao tuổi, số lượng việc làm sẵn có và khả năng thích ứng của họ với sự phát triển công nghệ và đổi mới."

Số người trên 60 tuổi ở thị trường lao động tại các quốc gia

Reuters

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Cánh cửa đầu tư mở rộng: Trung Quốc cho phép quỹ và công ty môi giới tiếp cận nguồn vốn PBOC
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Cánh cửa đầu tư mở rộng: Trung Quốc cho phép quỹ và công ty môi giới tiếp cận nguồn vốn PBOC

Theo thông tin mới nhất được công bố, các quỹ đầu tư và công ty môi giới chứng khoán sẽ được phép tiếp cận nguồn vốn từ PBOC để mua cổ phiếu. Quyết định này được xem như một động thái tích cực nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán Trung Quốc và nâng cao tâm lý nhà đầu tư.
Cải cách tuổi nghỉ hưu của Trung Quốc chưa đủ để giải quyết bài toán lương hưu
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Cải cách tuổi nghỉ hưu của Trung Quốc chưa đủ để giải quyết bài toán lương hưu

Động thái nâng tuổi nghỉ hưu của Trung Quốc được xem là bước khởi đầu trong nỗ lực bù đắp thâm hụt lương hưu và củng cố lực lượng lao động đang suy giảm. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế và chuyên gia nhân khẩu học, thách thức vẫn còn khi nền kinh tế đang chậm lại, đòi hỏi cần có thêm những cải cách kịp thời.
Cuộc không kích của Israel gây tổn thất nặng nề, miền Nam Lebanon chìm trong khói lửa
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cuộc không kích của Israel gây tổn thất nặng nề, miền Nam Lebanon chìm trong khói lửa

Trong một diễn biến leo thang căng thẳng, quân đội Israel đã tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí của Hezbollah tại Lebanon vào hôm thứ Hai. Theo thông tin từ chính quyền Lebanon, các cuộc tấn công đã cướp đi sinh mạng của 492 người và buộc hàng chục nghìn dân thường phải di tản, đánh dấu ngày đẫm máu nhất tại quốc gia này trong nhiều thập kỷ qua.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ