Căng thẳng địa chính trị chẳng phải tin tốt, nhưng thị trường sẽ “làm ngơ” nó thôi
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Các thị trường đã bị xáo trộn bởi căng thẳng Nga-Ukraine, phản ứng mạnh mẽ với tất cả các tin tức liên quan đến vấn đề này. Những động thái đó được bộc lộ nhiều nhất khi thị trường lao dốc sau những gì được coi là những bình luận mang tính “mỉa mai” từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Nhưng đây là tâm lý của người giao dịch trong ngày (day-trader). Về dài hạn, trọng tâm vẫn là lạm phát và hành động của ngân hàng trung ương và các nhà giao dịch lo ngại hơn về ảnh hưởng của địa chính trị kết hợp với câu chuyện đó. Vào cuối tuần, trọng tâm có thể sẽ quay trở lại các yếu tố vĩ mô sau khi xem xét báo cáo PPI nóng của Hoa Kỳ hôm nay (gấp dôi mức dự báo đồng thuận), dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ và biên bản của Cục Dự trữ Liên bang vào ngày mai. Thêm vào đó, một loạt các diễn giả của Fed sẽ phát biểu vào cuối tuần, đặt trọng tâm trở lại vào Fed và các kế hoạch thắt chặt của họ.
Cuộc khảo sát của các nhà quản lý quỹ của Bank of America cho thấy điều này. Các ngân hàng trung ương diều hâu được coi là rủi ro lớn nhất trong tháng thứ ba liên tiếp, sau đó là lạm phát và bong bóng tài sản. Xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra chỉ đứng ở vị trí thứ năm. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cuộc khảo sát đã được hoàn thành từ ngày 4 đến ngày 10 tháng 2, ngay trước khi các sự kiện leo thang kịch tính vào cuối tuần.
Nếu lịch sử có vai trò định hướng, thì một cuộc xung đột quân sự không phải là điều tồi tệ đối với chứng khoán. Ngay cả khi tất cả những bất ổn xung quanh việc sáp nhập Crimea vào năm 2014, thị trường chứng khoán vẫn có thể phục hồi trở lại.
Ritika Gupta, Bloomberg