Căng thẳng Mỹ - Saudi Arabia leo thang do dầu mỏ và niềm tin

Căng thẳng Mỹ - Saudi Arabia leo thang do dầu mỏ và niềm tin

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

11:37 04/04/2023

Mối ràng buộc giữa hai nước đã yếu đi, với việc Mỹ không còn phụ thuộc vào dầu mỏ của Saudi và người Saudi ít tin tưởng hơn vào sự bảo vệ của Mỹ.

Căng thẳng Mỹ - Ả rập Xê Út leo thang do dầu mỏ và niềm tin
Căng thẳng Mỹ - Ả rập Xê Út leo thang do dầu mỏ và niềm tin

Bất chấp những vấn đề về nhân quyền và xung đột Ả Rập-Israel, hơn bảy thập kỷ trước, Mỹ và Ả Rập Saudi đã thiết lập một liên minh chặt chẽ. Liên minh này dựa trên một trao đổi: Hoa Kỳ đảm bảo an ninh cho chính phủ Ả Rập Xê Út và đổi lại, Ả rập hứa sẽ để Mỹ tiếp cận trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của vương quốc này. Hiệp ước này đã giúp hai bên tránh được các xung đột trong những năm qua. Tuy nhiên, gần đây, mối ràng buộc giữa hai nước đã yếu đi, với việc Mỹ không còn phụ thuộc vào dầu mỏ của Saudi và người Saudi ít tin tưởng hơn vào sự bảo vệ của Mỹ. Kết quả là, những tranh chấp từng có thể được giải quyết bằng giấy tờ giờ đây giống như những rạn nứt tiềm tàng .

1. Mối quan hệ giữa hai nước hiện giờ như thế nào?

Mối quan hệ hiện đang căng thẳng, gần đây là về giá dầu. Bằng việc hạn chế nguồn cung, Ả-rập Xê-út, nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã khiến giá neo ở mức cao, góp phần gây ra lạm phát trên toàn thế giới. Vào đầu tháng 4, OPEC bất ngờ tuyên bố cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày. Khi OPEC công bố mức cắt giảm sản lượng lớn nhất kể từ năm 2020 vào tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã coi động thái này là sự phản bội của Saudi và có thể gây nên những hậu quả không xác định trước.

2. Tại sao Ả rập lại phản bội?

Với hy vọng có thể giúp giá dầu giảm, ông Biden đã đi ngược lại chính sách bài trừ lãnh đạo Saudi - Thái tử Mohammed bin Salman sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi của tờ Washington Post vào năm 2018. Cơ quan tình báo Mỹ năm đó đã kết luận thái tử phê chuẩn chiến dịch sát hại nhà báo Khashoggi ở Istanbul. (Thái tử phủ nhận mọi liên quan trong khi chấp nhận trách nhiệm với tư cách là người cai trị không chính thức của đất nước.) Khi còn là ứng cử viên cho chức tổng thống vào năm 2019, Biden đã coi Ả Rập Xê Út là “hạ đẳng” vì tội giết người. Ban đầu ông đã từ chối mọi liên lạc với Hoàng tử Mohammed và không hề tới thăm Ả rập từ khi đương chức. Nhưng với việc giá dầu tăng vọt do cuộc chiến của Nga ở Ukraine, vào tháng 7 năm 2022, Biden đành nén lòng kiêu hãnh, bay đến Ả Rập Xê Út và gặp mặt công khai với thái tử.

3. Mỹ phụ thuộc vào dầu của Saudi như thế nào?

Sự bùng nổ của dầu đá phiến đã khiến Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới và do đó ít phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài hơn. Đối với dầu thô mà nước này nhập khẩu, Canada hiện là nguồn cung cấp chính chứ không phải Trung Đông. Nhưng như chuyến đi của Biden cho thấy, Ả Rập Xê Út có ảnh hưởng đáng kể đến giá dầu với tư cách là nhà sản xuất lớn nhất trong OPEC, nơi cung cấp khoảng 60% lượng dầu thô giao dịch quốc tế.

4. Tại sao niềm tin của Saudi vào Mỹ dần tan biến?

Các quan chức Saudi phàn nàn rằng Mỹ là một bên bảo hộ không đáng tin cậy. Họ viện dẫn việc Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan vào năm 2021 đã dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ nước này. Một thập kỷ trước đó, Mỹ cũng ngừng hỗ trợ đồng minh - Hosni Mubarak giữa thời điểm các cuộc biểu tình lan rộng, dẫn đến sự từ nhiệm của tổng thống Ai Cập. Các quan chức Saudi than phiền về điều mà họ gọi là “sự rút lui” của Hoa Kỳ khỏi Trung Đông, cho rằng Washington đã làm hành động ít để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lan rộng của Iran, đối thủ thống trị khu vực của Ả Rập Saudi. Vào tháng 3, Saudi và Iran đã đồng ý khôi phục quan hệ ngoại giao vốn đã bị cắt đứt vào năm 2016, trong một thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian, quốc gia mà vương quốc này đã ngày càng thân thiết hơn.

5. Lịch sử của mối quan hệ là gì?

Năm 1945, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt và Quốc vương Abdulaziz ibn Saud, người sáng lập Ả Rập Saudi, đã có một cuộc gặp lịch sử. Mặc dù họ bất đồng kịch liệt ở một điểm - người Mỹ ủng hộ việc thành lập Israel còn nhà vua thì phản đối - tuy nhiên họ đã đặt nền móng cho thỏa thuận an ninh đổi lấy dầu mỏ. Trong nhiều năm, Hoa Kỳ đã có phàn nàn, nhưng không nghiêm trọng, về những hạn chế về quyền công dân và sự đối xử bất bình đẳng đối với phụ nữ và người Hồi giáo Shiite thiểu số ở vương quốc này. Riyadh và Washington trở nên thân thiết hơn sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 của Iran, lật đổ một quốc vương do Mỹ hậu thuẫn. Năm 1990, các lực lượng Hoa Kỳ đã đến chống lại Iraq khi nước này xâm chiếm Kuwait và đe dọa Ả Rập Saudi bên cạnh.

6. Những bất hòa trước đây thì sao?

Năm 1973, Ả Rập Xê Út dẫn đầu cuộc khủng hoảng dầu mỏ, cấm vận Hoa Kỳ và các quốc gia ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm đó, góp phần gây ra suy thoái ở phương Tây. Mối quan hệ cũng trở nên căng thẳng vào năm 2001 khi có thông tin rõ ràng rằng vụ tấn công ngày 11 tháng 9 vào Hoa Kỳ đã được chủ mưu và chủ yếu do các công dân Ả Rập Xê Út dàn dựng. Trong những năm gần đây, việc Hoàng tử Mohammed từ bỏ chính sách đối ngoại thận trọng trước đó của vương quốc đã khiến Ả Rập Saudi trở thành một đồng minh khó chịu với Mỹ. Hoàng tử đã phát động một cuộc phong tỏa bất ngờ đối với Qatar, nơi có căn cứ quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ trong khu vực, và một chiến dịch ném bom ở Yemen đã giết chết hàng ngàn thường dân. Khi Donald Trump là tổng thống Hoa Kỳ, ông ấy đã bỏ qua xích mích và đón nhận Saudi. Nhiều khả năng Biden sẽ chấm dứt hỗ trợ của Hoa Kỳ cho các hoạt động tấn công của Saudi ở Yemen, bao gồm cả việc chuyển giao vũ khí liên quan.

7. Mỹ đang cân nhắc điều gì?

Chính quyền Biden đã cam kết “điều chỉnh lại” mối quan hệ, nhưng có rất ít giải pháp có thể thực hiện. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã kêu gọi khôi phục dự luật có tên là “Các tập đoàn không sản xuất và xuất khẩu dầu (No Oil Producing and Exporting Cartels - NOPEC)”. Nó sẽ trao quyền cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nộp đơn kiện chống độc quyền chống lại OPEC, mặc dù không rõ làm thế nào một tòa án Hoa Kỳ có thể thi hành quyết định chống lại các thành viên của một nhóm. Các nhà lập pháp khác đã đề nghị cắt giảm các chuyến hàng vũ khí cho Saudi. Cả hai lựa chọn đó đều có nguy cơ làm leo thang căng thẳng với vương quốc này..

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Trump trở lại, danh mục đầu tư nên được điều chỉnh ra sao?

Thị trường tài chính đối mặt với nhiều bất ổn khi chính quyền Trump tái thiết lập các chính sách kinh tế đầy thách thức, buộc nhà đầu tư phải tìm kiếm chiến lược phù hợp. Trong bối cảnh rủi ro lạm phát và cơ hội thị trường đan xen, việc cân bằng giữa phòng ngừa rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận dài hạn trở nên cấp thiết.
Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Donald Trump và bài toán chuyển giao quyền lực: Phô diễn hay tránh né trách nhiệm?

Quá trình chuyển giao quyền lực của Trump đối mặt với nhiều quyết định khó khăn, đặc biệt là trong các vấn đề ngân sách và đối ngoại. Mặc dù ông đã xây dựng một chiến lược tranh cử mạnh mẽ, nhưng hiện tại chưa rõ ông sẽ thực hiện những chính sách này như thế nào khi nắm quyền.
Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Đâu là điều mà tân Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cần ưu tiên?

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ thực chất là giám đốc tài chính quốc gia, đồng thời là cố vấn kinh tế chính của Tổng thống. Vai trò của Bộ trưởng bao gồm việc đề xuất và thực hiện chính sách tài khóa, trong đó có việc quản lý nợ công. Với bối cảnh thâm hụt ngân sách hàng nghìn tỷ USD và khoản nợ công hiện tại lên tới 36 nghìn tỷ USD, nhiều người cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của Bộ trưởng là quản lý khoản nợ khổng lồ này. Tuy nhiên, có một nhiệm vụ khác còn quan trọng hơn: khẳng định rõ ràng rằng việc duy trì đồng USD mạnh vẫn là lợi ích tối cao của Hoa Kỳ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ