Căng thẳng Mỹ - Trung: Nhật Bản sẽ cùng Mỹ chống lại sự công kích từ Trung Quốc

Căng thẳng Mỹ - Trung: Nhật Bản sẽ cùng Mỹ chống lại sự công kích từ Trung Quốc

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

17:55 20/04/2021

Thủ tướng Nhật nhiều lần chỉ thẳng Trung Quốc sau cuộc họp với tổng thống Mỹ cho thấy lo ngại gia tăng về các hoạt động hàng hải của Bắc Kinh thời gian gần đây.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (trái) cùng với tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (trái) cùng với tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga tuyên bố rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ phản đối bất cứ hành động ép buộc hay sử dụng vũ lực nào trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, một động thái nhằm thẳng vào Trung Quốc sau cuộc họp với tổng thống Joe Biden.

Trong bài phát biểu cùng tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng vào thứ sáu, Thủ tướng Suga nói rằng 2 nhà lãnh đạo đã đối thoại căng thẳng về Trung Quốc và “môi trường an ninh nghiêm trọng” ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

“Chúng tôi đồng ý phản đối mọi nỗ lực thay đổi hiện trạng Biển Đông và Hoa Đông bằng ép buộc hoặc vũ lực và khiêu khích các quốc gia khác trong khu vực,” theo Thủ tướng.

Cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều lo ngại về hoạt động quân sự của Trung Quốc gần Đài Loan trên Biển Đông và quanh quần đảo Senkaku kiểm soát bởi Tokyo nhưng bị phía Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên Biển Hoa Đông, với tên gọi quần đảo Điếu Ngư.

2 người cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình trên eo biển Đài Loan, với thái độ quan ngại khi Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động vũ trang quanh quốc đảo này.

Thủ tướng Suga cũng cho biết 2 lãnh đạo đã khẳng định lại tuyên bố gần đây của các quan chức quốc phòng và đối ngoại cấp cao 2 bên về “sự quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”.

Michael Green, một chuyên gia về Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Washington, nói rằng bình luận của Suga về Đài Loan là một trong những câu nói quả quyết nhất từ một lãnh đạo Nhật Bản kể từ khi Mỹ và Nhật chuyển hướng ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh vào những năm 1970.

“Đã có nhiều cái gật đầu về vấn đề Đài Loan hơn chúng ta từng thấy tại một Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Nhật kể từ năm 1969,” theo ông Green, khi nhắc đến hội nghị giữa tổng thống Mỹ Richard Nixon với thủ tướng Nhật Eisaku Sato.

Ông Green cũng cho biết câu nói của thủ tướng Suga về các nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng trên biển giống Mỹ từng nói về về Đài Loan từ thời George W. Bush.

Tại buổi họp báo, tổng thống Biden nói Mỹ và Nhật Bản cam kết cùng nhau chống lại những thách thức từ Trung Quốc, bao gồm cả Biển Đông và Hoa Đông.

Trung Quốc tuần này đã cử 25 tiêm kích, oanh tạc cơ và máy bay giám sát vào không phận Đài Loan, một lần xâm nhập chưa từng có tiền lệ.

Trung Quốc cũng ngay lập tức chỉ trích tuyên bố chung này, nói rằng bình luận từ phía Mỹ và Nhật Bản vượt quá mối quan hệ song phương.

“Không thể nào trớ trêu hơn việc chia rẽ và tạo khối đối lập như thế lại được đặt dưới ngọn cờ “tự do và rộng mở”. Mưu kế của Mỹ và Nhật Bản đi ngược lại xu thế toàn cầu hiện nay và nguyện vọng của người dân trong khu vực,” Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington D.C. nói trong 1 tuyên bố.

Tuyên bố trên cũng nhắc lại Đài Loan, Hồng Kông và Tân Cương là việc nội bộ của Trung Quốc, và Bắc Kinh sẽ tiếp tục bảo vệ chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển của mình.

Lo ngại về Đài Loan từ phía Nhật Bản đang ra tăng bởi xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc trên quốc đảo này sẽ kéo theo cả Tokyo do hiệp ước phòng thủ song phương với Washington.

Một quan chức cấp cao Hoa Kỳ gần đây nói rằng Washington đang lo về việc Trung Quốc có ý định xâm lược Đài Loan, nơi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.

Ngoài bình luận của thủ tướng Suga tại buổi họp báo, 2 nhà lãnh đạo đã nhắc lại mối quan ngại về Đài Loan trong một tuyên bố chung sau hội nghị, lần đầu tiên kể từ cuộc họp giữa Nixon và Sato.

Theo tuyên bố, 2 lãnh đạo cũng lo ngại vấn đề nhân quyền ở Hồng Kông và khu tự trị Tân Cương ở phía tây bắc, nơi các phong trào dân chủ đang bị Trung Quốc đàn áp.

Nhà Trắng đã thúc giục thủ tướng Suga ủng hộ Đài Loan từ trước hội nghị nhưng quan chức phía Nhật Bản lại chia rẽ về việc có nên nói về quốc đảo này trong chuyến công du Hoa Kỳ hay không. Một số nói rằng Tokyo đã gửi được thông điệp của mình tới Trung Quốc, số khác cho rằng Nhật Bản nên đứng về phía Mỹ.

Suga là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Mỹ kể từ khi tổng thống Biden nhậm chức vào tháng 1, điều này cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ - Nhật trong chiến lược chống lại Trung Quốc.

Trước hội nghị, Trung Quốc đã cảnh báo Nhật Bản không can thiệp vào cuộc đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington.

Ngoài việc nhằm vào Trung Quốc, thủ tướng Suga nói rằng ông sẽ củng cố sức mạnh quốc phòng của Tokyo và an ninh song phương Mỹ - Nhật.

“Trung Quốc đã tổ chức nhiều hoạt động quân sự quy mô lớn gần Nhật Bản và liên tục đe dọa lãnh thổ quốc gia này. Dù vậy, chi phí quốc phòng của Nhật Bản vẫn ở mức rất thấp, chỉ 1% GDP,” theo Jennifer Lind, chuyên gia an ninh châu Á tại Đại học Dartmouth, New Hampshire. “Nguy hiểm từ phía Trung Quốc sẽ yêu cầu Nhật Bản làm nhiều hơn. Và tuyên bố của Suga khẳng định rằng điều đó sẽ xảy ra.”

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ