Căng thẳng trên Biển Đỏ tiếp tục cản trở hoạt động thương mại toàn cầu
Đặng Thùy Linh
Junior Analyst
Ngành vận tải biển toàn cầu đối mặt với viễn cảnh gián đoạn tuyến vận tải huyết mạch trong nhiều tuần.
Phiến quân Houthis đang tấn công các tàu thuyền nhằm bày tỏ sự ủng hộ cho Hamas trong cuộc chiến chống lại Israel của họ, thúc đẩy lo ngại rằng việc phản ứng quá mạnh mẽ như vậy sẽ tiếp tục làm căng thẳng leo thang.
Các chủ tàu đã lựa chọn con đường dài hơn qua châu Phi cho những tàu thương mại, tăng chi phí thêm 1 triệu USD và từ 7 đến 10 ngày cho mỗi chuyến đi. Giá dầu đang tăng cao hơn.
Các cuộc tấn công có khả năng khiến tình hình vận chuyển tồi tệ và lâu dài hơn so với việc tắc nghẽn Kênh đào Suez vào năm 2021, khi một con tàu không thể hoạt động khiến thương mại toàn cầu bị đình trệ trong nhiều tháng. Các con tàu vận chuyển dầu, ngũ cốc cho đến ô tô buộc phải đi vòng quanh châu Phi, làm tăng thêm chi phí và gây ra những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.
Rolf Habben Jansen, giám đốc điều hành hãng tàu container Hapag-Lloyd của Đức, hãng đã ngừng hoạt động trên Biển Đỏ, cho biết: “Hy vọng diễn biến sẽ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần nhưng cũng có thể xảy ra kịch bản mất nhiều thời gian hơn cần cân nhắc."
Giám đốc điều hành Euronav NV Alexander Saverys cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV: “Diễn biến hiện tại sẽ làm chậm hoạt động thương mại vì phải chờ đợi thêm thời gian di chuyển". "Gã khổng lồ” chở dầu đã tạm dừng tất cả các chuyến hàng qua Biển Đỏ và sẽ không quay trở lại cho đến khi có lực lượng hộ tống quân sự.
Lầu Năm Góc vẫn chưa nêu chi tiết chiến dịch bảo vệ tàu thuyền. Vincent Clerc, giám đốc điều hành của hãng vận tải container khổng lồ A.P. Moller-Maersk A/S, cho rằng sẽ mất vài tuần để lực lượng đặc nhiệm đi vào hoạt động.
Các vụ tấn công hoặc bắt giữ tàu thuyền ở Biển Đỏ
Theo Jakob Paaske Larsen, người đứng đầu bộ phận an toàn và an ninh hàng hải tại tập đoàn công nghiệp vận tải biển Bimco, các đoàn tàu rời hoặc vận chuyển theo nhóm đi theo một tuyến đường nhất định trước đây khi nạn cướp biển Somali vẫn còn là một vấn đề. Ông cho biết cũng có thể cố gắng đảm bảo an ninh trên một khu vực rộng lớn và triển khai các đơn vị quân đội tùy theo tình hình.
Larsen nói: "Một đoàn tàu lớn được hộ tống bởi các tàu quân sự có lẽ khó xảy ra hơn vì “nó tốn quá nhiều tài nguyên. Tôi chỉ không nghĩ rằng sẽ có đủ tàu chiến.”
Liên minh do Mỹ dẫn đầu đang tham gia Chiến dịch Người bảo vệ Thịnh vượng chỉ bao gồm một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Tây Ban Nha cho biết sự tham gia của họ phải tuân theo các quyết định của EU và NATO, hãng tin nhà nước EFE đưa tin hôm thứ Ba, trích dẫn Bộ Quốc phòng.
Washington cũng đã đề nghị Úc tham gia, nhưng về cơ bản chính phủ Canberra đã từ chối lời đề nghị này.
Munro Anderson, người đứng đầu bộ phận rủi ro chiến tranh hàng hải và chuyên gia bảo hiểm Vessel Protect, cho biết những yếu tố đó có thể trì hoãn thời gian cần thiết để đưa tình hình an ninh vào tầm kiểm soát.
Ông nói: “Các nhà khai thác thương mại sẽ chỉ quay trở lại khu vực mà họ có thể yên tâm về tính hiệu quả của các điều kiện an ninh được thực hiện”. “Với diễn biến mới nhất, thật khó để biết được điều này sẽ đạt được như thế nào.”
Bloomberg