Cánh cửa xoay trục chính sách hẹp dần tại Mỹ và Châu Âu, phố Wall quay sang thị trường mới nổi

Cánh cửa xoay trục chính sách hẹp dần tại Mỹ và Châu Âu, phố Wall quay sang thị trường mới nổi

11:51 03/07/2023

Với hy vọng xoay trục chính sách tiền tệ ở Mỹ và châu Âu đã tan thành mây khói, các nhà quản lý quỹ từ Goldman Sachs đến Citigroup đang cho rằng việc cắt giảm lãi suất ở các thị trường mới nổi sẽ là một chủ đề đầu tư chính trong nửa cuối năm 2023.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trái phiếu tại các nước đang phát triển đã vượt trội so hơn với trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, với phần bù rủi ro trung bình giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ. Điều này đã khiến Goldman Sachs Group khuyến nghị khách hàng giao dịch các hợp đồng hoán đổi lãi suất tại thị trường Indonesia, Israel và Nam Phi để hưởng lợi suất cố định, ngân hàng Citigroup cũng ra khuyến nghị tương tự với trái phiếu của Ấn Độ, Hàn Quốc và Brazil. Trong khi đó, HSBC Holdings Plc ủng hộ trái phiếu dài hạn, đặc biệt là ở Mỹ Latinh.

Sự lạc quan này đến từ việc các nền kinh tế mới nổi đang vượt qua các quốc gia lớn hơn trong việc đạt được mức đỉnh lạm phát và lãi suất cuối cùng. Số lượng các nước đang phát triển tạm dừng tăng lãi suất đang tăng lên: Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia, Ba Lan và Mexico. Hungary thậm chí còn cắt giảm lãi suất và phát tín hiệu nới lỏng hơn nữa, trong khi ngân hàng trung ương Brazil để ngỏ khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 8.

Paul Greer, nhà quản lý tiền tệ tại Fidelity International, cho biết: “Các ngân hàng trung ương ở thị trường mới nổi đang kiềm chế lạm phát hiệu quả hơn rất nhiều so với các nước phát triển và hiện đang gặt hái thành quả. Gần đây, chúng tôi nghĩ rằng các ngân hàng trung ương của các thị trường mới nổi sẽ đợi cho đến khi Cục Dự trữ Liên bang bật đèn xanh cho việc nới lỏng thì họ mới bắt đầu cắt giảm. Nhưng giờ chúng tôi cho rằng việc nới lỏng ở những quốc gia này sẽ xảy ra bất kể chính sách của Fed là gì.”

Local Rates, Bonds Back in Favor | Emerging-market risk premium narrows to a decade low

Điều khiến các quốc gia đang phát triển tiến hành cắt giảm lãi suất một cách nhanh chóng là do chi phí đi vay danh nghĩa cao kết hợp với lạm phát hạ nhiệt và ít biến động tiền tệ. Chỉ số lạm phát của các thị trường mới nổi từ Citi đã giảm 11 tháng liên tiếp trong 12 tháng tính đến tháng 5, cho thấy áp lực lạm phát đang chậm lại đáng kể. Không giống như Hoa Kỳ hay Châu Âu, các quốc gia gồm Indonesia và Thái Lan đã đưa lạm phát về phạm vi mục tiêu, trong khi Brazil cũng sắp về đích.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất, trả lãi suất thả nổi rồi nhận lãi suất cố định và ngược lại, đã trở thành “điểm dừng chân” đầu tiên của các nhà quản lý tiền tệ khi họ quay trở lại chủ đề xoay trục chính sách sau 2 năm toàn cầu thắt chặt mạnh tay.

Goldman Sachs cho biết các nhà đầu tư phải đồng ý nhận lãi suất cố định bằng đồng IDR, ILS và ZAR rồi trả lãi suất thả nổi trong thời hạn 5 năm. Citigroup cho biết giao dịch người nhận nên tập trung vào lợi suất 2 năm của Hàn Quốc với kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ bắt đầu nới lỏng vào tháng 10.

Biến động tiền tệ của các nước đang phát triển giảm so với các quốc gia phát triển


EM Currency Volatility Falls Relative to Developed Peers

Một số nhà đầu tư đang hướng tới trái phiếu, muốn sở hữu chứng khoán dài hạn - một loại tài sản hấp dẫn trong kịch bản lãi suất giảm. HSBC khuyến nghị đầu tư trái phiếu của Brazil, Mexico, Indonesia, Hàn Quốc và Cộng hòa Séc vì lạm phát đang giảm dần ở các quốc gia này và sẽ được phản ánh qua lợi suất.

USD có xu hướng yếu hơn cũng như biến động tiền tệ giảm mạnh đang khuyến khích các nhà đầu tư đặt cược vào các tài sản bằng đồng nội tệ. Một chỉ số giao dịch thực hiện bằng 8 loại tiền tệ của thị trường mới nổi đã mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận gần 5% trong nửa đầu năm, mức cao nhất kể từ năm 2017.

Tuy nhiên, đà tăng được ghi nhận ở Mỹ Latinh, khiến các nhà đầu tư đặt cược ZAR hay CNY sẽ giảm. Các chiến lược gia cho rằng việc dự đoán các NHTW sẽ cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm 2023 cũng đưa ra xu hướng lựa chọn tương tự. Châu Mỹ Latinh và các quốc gia Châu Á đang phát triển nằm trong danh sách yêu thích của hầu hết các nhà quản lý quỹ.

Neil Shearing, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics đã viết: “Trong khi các nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế tiên tiến bị chỉ trích trước tình hình lạm phát dai dẳng, thì uy tín của những quan chức này ở các nền kinh tế mới nổi vẫn còn nguyên vẹn, cho thấy quá trình hoạch định chính sách của khu vực mới nổi đã tốt hơn”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư đổ xô vào mua đồng USD khiến EUR/USD lao đao
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Nhà đầu tư đổ xô vào mua đồng USD khiến EUR/USD lao đao

Cặp EUR/USD vẫn bị đè nặng, dao động ngay dưới mức 1.1050 trong phiên Âu vào thứ năm khi cặp tiền này test mức đáy trong ba tuần. Các nhà giao dịch đang lo lắng về việc cặp tiền này bị tác động cùng một lúc bởi nhiều yếu tố, khiến biến động ngày càng gia tăng.
"Ngọn lửa" suy thoái đã lớn đến mức nào hay tất cả chỉ là "tưởng tượng"?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Ngọn lửa" suy thoái đã lớn đến mức nào hay tất cả chỉ là "tưởng tượng"?

Suy thoái kinh tế là một thuật ngữ thường được nhắc đến, nhưng hiểu đúng về điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Với những biến động gần đây trên thị trường và lo ngại về việc Fed có thể đưa nền kinh tế vào "hạ cánh mềm" hay không, câu hỏi về việc liệu một cuộc suy thoái có đang đến gần hay không lại càng trở nên cấp thiết.
Vàng thật, Bitcoin ảo: Đâu là lá chắn thực sự trong thời kỳ biến động?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng thật, Bitcoin ảo: Đâu là lá chắn thực sự trong thời kỳ biến động?

Ngày hôm nay một lần nữa chúng ta chứng kiến những biến động địa chính trị dữ dội, tiếp nối chuỗi sự kiện căng thẳng diễn ra trong năm qua. Lần này, tâm điểm của biến cố là cuộc tấn công quy mô lớn chưa từng có của Iran, với ít nhất 180 tên lửa đạn đạo nhắm vào Israel. Thủ tướng Israel Netanyahu đã lên tiếng cảnh báo rằng Iran sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng cho hành động này, trong bối cảnh nguy cơ xung đột toàn diện đang gia tăng từng giờ. Bài viết này sẽ tập trung phân tích phản ứng của hai loại tài sản thường được coi là tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn - vàng và Bitcoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ