PMI sản xuất tại Trung Quốc đạt mức 50.2 vào tháng 6, khu vực phi sản xuất đạt 54.7, cao hơn so với dự báo chỉ là 50.5, PMI tổng hợp đạt 54.1 so với mức 48.4 trong tháng trước.
Cùng thời điểm PMI của Trung Quốc được công bố, tín dụng khu vực tư nhân tại Úc trong tháng 5 đạt 0.8% so với dự báo là 0.6%, đưa con số hàng năm lên mốc 9.0%YoY thay vì 8.6% như dự đoán.
Chỉ số PMI của Trung Quốc là kết quả của cuộc khảo sát 3,000 công ty sản xuất lớn trên khắp Trung Quốc, trên mức 50 được coi là tích cực cho triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Số liệu lĩnh vực phi sản xuất mạnh mẽ đã khiến thị trường phấn khích. Tỷ giá USD/CNH giảm, phản ánh từ việc mua vào Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Dữ liệu PMI của Trung Quốc cho thấy các biện pháp hạn chế đã dần được nới lỏng. Số ngày cách ly bắt buộc giảm xuống từ 21 ngày còn 10 ngày bao gồm cả kiểm dịch và cách ly tại nhà, dấy lên hy vọng rằng Trung Quốc sẽ nới lỏng hơn nữa các hạn chế và chấm dứt chính sách Zero - Covid tồi tệ của mình, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thời gian tới.
Tuy nhiên, hy vọng đã nhanh chóng bị dập tắt khi Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục với chính sách Zero-Covid của họ.
Một vấn đề vẫn còn dai dẳng là dường như Trung Quốc chưa có bất kỳ chiến lược rút lui rõ ràng nào cho kỷ nguyên chống dịch đầy thất vọng của mình.
AUD/USD đã chịu áp lực bán lớn sau loạt dữ liệu công bố ngày hôm nay. Đô la Mỹ mạnh lên trong những phiên gần đây do lo ngại suy thoái và kế hoạch đưa nền kinh tế Mỹ hạ cánh an toàn của Fed.
Thống đốc RBA Philip Lowe cho biết tuần trước rằng sẽ xem xét giữa việc tăng 25bps hay 50bps tại cuộc họp vào thứ Ba tới. Dữ liệu kinh tế ngày hôm nay và số liệu bán lẻ của hôm qua có thể đã xác nhận cho 1 đợt tăng lãi suất lớn hơn sắp tới.